Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

MỖI NGÀY MỘT PHÚT VỚI MẸ MARIA


ĐỨC MARIA, MỘT GƯƠNG MẪU KHÔNG THỂ ĐẠT TỚI?

Rất nhiều người tự hỏi về Đức Maria : sinh ra không tội lỗi, là mẹ đồng trinh,không phải chết như mọi người,nhưng được đưa về trời.                                    Phải chăng Đức Maria là một gương mẫu không thể nào bắt chước?
Chúng ta biết gì về Mẹ Chúa Giêsu? Hầu như chẳng có gì. Các phúc âm nói rất ít về Mẹ. Vậy từ đâu mà truyền thống Kitô giáo đã cho Me một vị trí như thế?- Qủa thực, Giáo Hội thấy mình phải đối mặt với câu hỏi sau đây “Người nữ nầy đã phải ra sao để Ngôi Lời Thiên Chúa có thể trở thành, trong người và nhờ người, một hữu thể nhân loại? Chính từ Chúa Giêsu mà người ta đã suy nghĩ về Đức Maria. Chẳng hạn, khi công đồng Êphêsô, năm 431,khẳng định rằng Đức Maria là “Mẹ Thiên Chúa”,chính là để bác bỏ ý tưởng của Nestorius cho rằng trẻ Giêsu chỉ là một con người,mà Thiên tính đến kết hợp về sau mà thôi. Điều đó dẫn tới khước từ niềm tin vào Mầu Nhiệm Nhập Thể.
Trong bài giảng của Người, Đức Thánh Cha cho gia đình Kitô hữu gương của gia đình Nazaret:” Mỗi người trong chúng ta,như lời Đức Phaolô VI đã nói từ nơi nầy, cần phải trở lại Nazaret, chiêm ngắm bằng một cái nhìn luôn mới mẻ sự im lặng và tình yêu của Thánh Gia, gương mẫu của mọi gia đình Kitô giáo”.
 
Tại sao lại nói rằng Đức Maria là đồng trinh? Và nếu những gì được nói về vấn đề thụ thai đồng trinh Chúa Giêsu, mạc khải một chân lý được ẩn dấu nơi mọi cuộc thụ thai con người? Đó chính là điều Boris Pasternak nói trong cuốn Bác sĩ Jivago (Le docteur Jivago) :”Với tôi dường như mọi cuộc thụ thai đều là đồng trinh và rằng tín điều nầy khôngchỉ liên quan tới Đức Nữ Đồng Trinh, ma diễn tả một ý tưởng chung về thiên chức làm mẹ”.Có sự can thiệp hay không của người nam, trong mỗi đứa bé sinh ra đều có một cái gì đó  thuộc về một khởi đầu tuyệt đối. Trong mọi người mẹ, có điểm trinh khiết nầy, tư thế sẵn sàng để đón nhận một điều gì đó vốn không đến từ một nguồn nhân loại nào có sẵn, không vay mượn bất kỳ con đường trung gian nào. Chính “ngón tay Thiên Chúa”,- cụm từ Kinh Thánh để chỉ Chúa Thánh Linh, - tạo dựng khoảng không gian trống rỗng nầy và cùng lúc lắp đầy nó. Vì thế Đức Maria, trong sự đồng trinh của Người, một cách nào đó ở bên trong (nội tại)mỗi chúng ta. Mẹ là hình ảnh sự đón tiếp Lời Tạo Dựng,mà không có Lời đó chúng ta không có được. Không có Lời tạo dựng, chúng ta thiếu mọi khả năng sinh sản, khả năng vốn luôn quay lại việc sinh Thiên Chúa xuống thế bằng việc làm cho nhân tính lớn lên trong những con người.
Điều mà truyền thống và tín điều nói về Đức Maria, không được biến Mẹ thành một thụ tạo tách biệt với chúng ta, xa lạ với những gì chúng ta phải là và phải sống. Một trình bày nhất định về các “đặc ân” của Mẹ không nên làm cho chúng ta quên rằng, nếu Mẹ “được chúc phúc giữa tất cả phụ nữ”, thì Mẹ vẫn là một trong số họ. Nếu Mẹ “được diễm phúc”, là vì chính Mẹ đã tin và Mẹ đã hoàn toàn tiếp nhận Lời giàu khả năng sinh sản. Đức Maria là điểm trinh khiết nầy của nhân loại đón tiếp Thiên Chúa, phó mặc cho Thiên Chúa tạo dựng và sinh Chúa ra đời. Chúng ta thuộc cùng một chủ với Mẹ. Giống như Mẹ,Thiên Chúa làm cho chúng ta nên như Người, nguyên tuyền, không tì vết.
Đức Maria không phải là một nữ thần. Vì vậy mà Đức Maria không nên được nhìn như một loại thần minh trung gian,có khả năng ban “các ơn” ( duy Thiên Chúa mới có thể ban ơn) hoặc như một nhân vật được đặt ở vị trí cao có thể hái lấy một ơn lành nào đó từ một đấng quân vương keo kiệt. Nếu Đức Marie yêu thương chúng ta, đó là vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin với Đức Maria, trong tinh thần của Mẹ,nghĩa là trong tư thế của nhân loại đối với Thiên Chúa, trong sự trần trụi, trong sự nghèo khó, trong sự đón nhận tiếng xin vâng mở đầu. Như một tờ giấy trắng khát khao đón nhận Lời khắc ghi vào : “Xin làm cho tôi như Ngài đã nói” (Xin vâng như lời sứ thần truyền) Khi ấy, giống như Mẹ, chúng ta sẽ có thể được tuyên bố là có phúc, được Thiên Chúa hoan toàn chiếm ngự như Mẹ : tất cả chúng ta được mời gọi và được hứa Hồn và Xác Lên Trời
 (Le Pèlerin)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét