Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

MỖI NGÀY MỘT PHÚT VỚI MẸ MARIA

THÁNH ẢNH ĐỨC MẸ CZESTOCHOWA


Thánh ảnh Đức Mẹ Czestochowa, còn gọi là Đức Mẹ Đen (Black Madonna). Theo truyền thuyết, được cho là thánh sử Luca minh họa, mà người mẫu (quan thầy các hoa sĩ), chính là Đức Nữ Đồng Trinh Maria. Thế rồi, trải qua nhiều thăng trầm, qua tay nhiều người suốt hơn hai thiên niên kỷ qua. Ngày nay, bức ảnh quý hiếm đó được an bài trong một thánh đường tại Balan

Năm 1979, trong lúc đất nước Balan còn trong sự kềm kẹp của bạo quyền Cộng Sản, có vị hồng y, là công dân của đất nước điêu linh nầy, từng đến bên thánh ảnh Đức Mẹ Czestochowa thành khẩn cầu xin. Không lâu sau đó, vị hồng y trở thành Giáo Hoàng, với tước hiệu là Gioan Phao-lô Đệ Nhị. Đất nước của ngài thoát khỏi xích xiềng cộng sản một cách an toàn, không hề đổ một giọt máu
.
Bố cục bức tranh, là mặt cái bàn mà chính Chúa Yêsu đã đóng để dùng khi còn ở Nazaret. Sau khi Chúa chịu nạn và sống lại, cái bàn được xem là báu vật lưu niệm duy nhất của Đức Mẹ. Vì thế, Mẹ đã mang theo, khi về cùng sống với  dưỡng tử của Mẹ, là Gioan. Chính nơi nầy, họa sĩ Luca đã nghe Mẹ kể chi ly về Con của Mẹ. Nhờ đó, thánh nhân có đủ dữ liệu để phát họa chính xác hình ảnh Mẹ và Con của Mẹ, như được miêu tả tỉ mỉ trong Phúc Âm.


Trong bức tranh, Đức Mẹ bế Chúa Hài Đồng Yêsu nầy, sau đó đã bị sao chép ra nhiều bản. Nhưng bản chính do thánh Luca vẽ, tại La-mã được gọi là "Thánh ảnh Đức Mẹ Maria Maggiore" và được tôn kính như là "Salus populi Romani". Thánh ảnh nầy cũng được gọi là Đức Mẹ Tuyết (Mary of the Snow),bởi vì, thánh đường Đức Bà Cả là một trong bốn đại thánh đường tại La-mã được thành lập, mà theo truyền thuyết, với cảnh tuyết rơi vào giữa mùa hè. Theo truyền thuyết Aurea, năm 590 thời thánh Giáo Hoàng Gregory cả (590-604), một trận dịch khủng khiếp, kéo dài trong hai năm, giáng xuống dân thành La-mã, khiến nhiều người phải bỏ mạng, trong đó có ĐGH Pelagius, tiền nhiệm ĐGH Gregory cả,Khiến mọi người trong thành chỉ còn biết cậy trông vào Đức Mẹ Cả (Santa Maria Maggiore). Một cuộc rước kiệu  Đức Mẹ vô cùng trọng thể, được cung nghinh qua các ngã đường và trận dịch liền ngưng hẳn
.
Qua nhiều thế kỷ, bức ảnh bị thất lạc. Đến thế kỷ thứ 4, thánh Helena sưu tầm các  thánh tích Ki-tô giáo, và đã tìm ra được thánh ảnh Đức Mẹ tại Giêrusalem. Vị hoàng hậu nầy mang ảnh về tặng con trai của mình, là hoàng đế Constantine, tại kinh thành Constantinople. Vị vua liền cho xây một thánh đường, mang tên Hodegon và an vị thánh ảnh nầy, được gọi là Hodegetria.
(Cũng nên biết, vị hoàng hậu nầy cũng đã tìm lại được cây thánh giá thật, và đã xây đại thánh đường trên núi Olives, gần Bê-lem để an vị cây thánh giá vô giá nầy)
.
Phép lạ đầu tiên xảy ra, khi quân Sarazins tấn công thành phố Constantinople. Trong tình hình hết sức hổn loạn và hiểm nguy, dân chúng chạy đến cầu xin thánh ảnh Đức Mẹ thương xót, rồi cuộc rước thánh ảnh đi qua khắp các ngả đường trong thành phố. Chỉ có thế, đoàn quân hung hản, tự nhiên lui binh và trả lại sự bình an cho thành phố
.
Đến thế kỷ 14, nghĩa là sau 500 năm, vào năm 1382, quân Tatars chiếm đóng lâu đài của hoàng tử Ladislaus, tại Belz, nơi đang an vị thánh ảnh Đức Mẹ. Cuộc tấn công càng lúc càng mãnh liệt, hoàng tử Ladislaus chống chọi không lại, bèn mang bức thánh ảnh chạy trốn. Đêm đó, ông và đoàn tùy tùng dừng lại Czestochiwa, và mang thánh ảnh để tạm vào một ngôi thánh đường nhỏ gần đó, chờ sáng hôm sau sẽ tiếp tục lên đường.Sáng hôm sau, hoàng tử rước thánh ảnh vào xe để chuẩn bị lên đường. Nhưng khi thúc ngựa, ngựa không đi, cứ đứng im tại chỗ, cho dù thúc không biết bao nhiêu lần. Vị hoàng tử cho đó là ý của Đức Mẹ muốn an ngự tại nơi nầy. Vì thế, ông đành phải để lại bức thánh ảnh tại ngôi nhà thờ nhỏ rồi tiếp tục lên đường. Sau khi tình hình đã được ổn định, vị hoàng tử nầy trở lại, và cho xây một tu viện, mang tên Pauline và một thánh đường để an vị thánh tượng Đức Mẹ cho đến ngày nay
.
Năm 1430, quân Tiệp Hussites, chư hầu của John Huss cải cách, tấn công vào tu viện Pauline và cướp đi thánh tượng. Trong lúc giằng co, một trong bọn cướp thủ đắc thánh tượng , lại đúng là tên cướp lần trước, hắn lại dùng mủi gươm đâm vào bức thánh ảnh. Nhưng trong lúc thực hiện ý đồ điên dại, hắn bỗng dưng ngã lăn ra, quằn quại rồi chết không kịp trối. Vì thế, trên bức thánh ảnh đó, đã in hai vết chém, một trên má, và một trên yết hầu của ảnh Đức Mẹ, cho đến bây giờ, người ta vẫn còn nhìn thấy rõ.

Năm 1566, lực lượng quân binh của Charles X, Thụy Điển, tấn công 40 ngày đêm  vào tu viện Pauline để quyết cướp đoạt cho được bức thánh ảnh Đức Mẹ, cho dù trong tu viện, chỉ có các tu sĩ, trong tay không có một tấc sắt, thế mà chúng đành thua. Cuối cùng, thánh ảnh Đức Mẹ lại trở thành biểu tượng duy nhất, mang tên Czestochowa, và được toàn dân Ba-lan tôn vinh là nữ hoàng của đất nước Ba-lan.

Gần đây nhất, vào ngày 14 tháng 9 năm 1920, quân đội Nga dàn trận dọc theo bờ sông Vistula, đe dọa Varsovia. Bổng dưng, quân thù khiếp đảm, khi nhìn thấy thánh ảnh Đức Mẹ xuất hiện trên đám mây trắng uy linh trên thành phố, buộc chúng phải lui binh
 
----------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét