Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

48 ĐIỀU CÓ THỂ LÀM TRONG GIỜ CHẦU THÁNH THỂ

Liên quan đến việc cầu nguyện trước Chúa Giê su Thánh Thể, sẽ chẳng có gì nhiều để thêm 43vào trong những lời khuyên tuyệt vời của các thánh và các vị Tiến sĩ của Hội Thánh. Từ kinh nghiệm cá nhân, một lần nữa chúng ta xác tín một cách mạnh mẽ vào quyền năng và vẻ đẹp của việc thực hành này. Ngày nay, vẫn còn vang đến tất cả chúng ta, thậm chí đến tận tâm can chúng ta những lời của thánh Pi-ô X – Lòng sùng kính Thánh Thể là cao nhất trong những hình thức đạo đức bởi vì chính Thiên Chúa là đối tượng của nó. Lòng sùng kính này mang lại lợi ích nhiều nhất cho ơn cứu độ bởi vì chính Tác Giả của Ân Sủng được ban cho chúng ta. Lòng sùng kính này ngọt ngào nhất bởi vì Chúa Giê su là chính sự ngọt ngào cho chúng ta – Tuy nhiên, đôi khi chúng ta cũng vẫn không biết bắt đầu giờ chầu Thánh Thể thế nào. Đây là một vài đề nghị giúp các bạn. Các bạn hãy sử dụng chúng. Hãy cứ cầu nguyện như bạn có thể chứ không phải như bạn không thể và rồi chúng ta sẽ trở thành những người chung phần vào cầu nguyện.
1- Đọc Thánh Kinh chậm rãi cho đến khi điều gì đó đánh động bạn. Rồi lắng nghe.
2- Lần hạt Mân Côi.
3- Nếu bạn không thể lần 15 ngắm (150 kinh), đọc 5 ngắm thôi.
4- Nếu bạn không thể lần 5 ngắm, đọc một ngắm thôi.
5- Nếu bạn không thể đọc 1 ngắm, chỉ đọc chậm rãi một kinh Kính Mừng thôi.
6- Nếu bạn không thể đọc một kinh Kính Mừng, hãy đọc “Thánh Maria” như đứa con nói với người mẹ “Má ơi”.
7- Hãy cứ cầu nguyện như bạn có thể, đừng nghĩ là bạn không thể.
8- Hãy chiêm ngắm Thiên Chúa trọn tốt trọn lành và để Người nhìn ngắm bạn.
9- Vì Máu Thánh Chúa Giêsu do từ nơi Mẹ Maria. Bạn hãy cảm tạ Đức Mẹ.
10- Kể cho Chúa những gì làm chúng ta hạnh phúc. Rồi thinh lặng lắng nghe.
11- Kể cho Chúa những gì khiến chúng ta sợ hãi. Rồi lắng nghe.
12- Kể cho Chúa những gì khiến chúng ta giận dữ. Rồi lắng nghe.
13- Hãy nói cho Chúa về những người thân yêu của bạn.
14- Cầu nguyện cho kẻ thù và những người bạn chưa yêu mến hết tình.
15- Trò chuyện với Chúa về công việc của bạn.
16- Cầu nguyện với thánh Giuse để được ơn chết lành.
17- Cầu nguyện cho anh chị em còn đang ở nơi đợi chờ vào thiên quốc.
18- Hát một bài thánh ca dâng lên Chúa từ trong lòng bạn.
19- Cam kết tín thác vào Chúa Giêsu.
20- Tin rằng Đức Trinh Nữ Maria đang quỳ bên bạn, đang thờ lạy Chúa Giêsu, và đang cầu nguyện cùng với bạn.
21- Hãy ý thức thiên thần bản mệnh của bạn cũng đang ở với bạn. Xin Người dạy bạn sống thánh thiện.
22- Canh tân lòng trung thành của bạn đối với Hội Thánh.
23- Xin thánh quan thầy của bạn cầu cho bạn biết được và làm theo ý Chúa.
24- Dựa bên Chúa Giêsu như thánh Gioan và nói với Chúa rằng bạn yêu Người.
25- Cảm tạ Chúa vì các bí tích.
26- Trong một lát, đừng LÀM chi cả. Chỉ ở với Chúa thôi, như một người bạn, trong khi Người hành động.
27- Xin Chúa Giêsu cho biết liệu Người muốn bạn “làm” điều gì thường xuyên hơn nữa.
28- Kể cho Chúa những thất bại của mình. Xin Người trợ lực. Rồi lắng nghe.
29- Đọc một cách chậm rãi kinh “Phúc Thật Tám Mối”.
30- Đọc một cách chậm rãi kinh “Lạy Cha”.
31- Đọc một cách chậm rãi kinh Tin Kính.
32- Đọc hay hát một thánh vịnh bạn ưa thích. Chẳng hạn Thánh vịnh 50 (51), “Lạy Thiên Chúa, xin xót thương con”, một hay hai câu mỗi lúc .
33- Xin đón nhận được tình yêu cao vời từ thánh giá Chúa Kitô.
34- Hãy nhìn lên Chúa Kitô trong cuộc khổ nạn của Người…hãy đứng ở đó với Người, như Đức Mẹ đứng dưới chân thập giá.
35- Hãy nghiêng mình vào trong cơn cuồng phong ân sủng từ mặt nhật.
36- Nhìn nhận Ánh Sáng rực rỡ chói lòa đang tỏa chiếu từ nơi Chúa.
37- Ý thức rằng Chúa đang ban trực tiếp ân sủng cho thế giới, rồi ban qua bạn nữa.
38- Đọc chậm rãi lời: “Lạy Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa , xin thương xót con là kẻ tội lỗi.”
39- Đọc đi đọc lại câu: “Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót con”…rồi lắng nghe.
40- Thưa với Chúa Giêsu: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa”.
41- Hỏi Chúa Giêsu: Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?Chúa muốn con thực hiện điều ấy như thế nào?
42- Xin Người tỏ cho bạn thấy những bước tiếp theo.
43- Trò chuyện với Chúa từ trái tim mình đến trái tim Người.
44- Cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng.
45- Cầu nguyện cho các ơn gọi.
46- Nhìn vào bạn. Đếm xem những tặng phẩm từ nơi Chúa. Rồi cảm tạ Người.
47- Cầu nguyện cho thế giới.
48- Tận hưởng giây phút được ở trước tôn nhan Chúa.
Lm. Giuse Phạm Đình Ái SSS - sưu tầm và chuyển ngữ

Lịch Phụng Vụ Tháng 06. 2013

Ý CẦU NGUYỆN:
Ý chung: Cầu cho các dân tộc biết đối thoại với nhau. Xin cho các dân tộc biết dành ưu tiên cho nền văn hoá đối thoại, lắng nghe và tôn trọng nhau.

Ý truyền giáo
: Cầu cho các cộng đoàn Kitô-hữu xúc tiến có hiệu quả việc loan báo Tin Mừng cách mới mẻ: Xin cho các cộng đoàn Kitô-hữu xúc tiến có hiệu quả việc loan báo Tin Mừng cách mới mẻ, tại những nơi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của việc thế tục hoá.
THÁNG KÍNH THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU
Kính nhớ Thánh Tâm Chúa Giêsu là kính nhớ Tình Thương của Thiên Chúa. Tình Thương Cứu Độ của Thiên Chúa được tỏ bày ra nơi con người Đức Giêsu và nhất là trong cái chết trên thập giá vì tội lỗi loài người. Thánh Tâm đã bị đâm thâu là hình ảnh rõ rệt nhất, là tiếng nói mạnh nhất về Tình Thương của Thiên Chúa đối với chúng ta và là một bằng chứng không thể chối cãi được của Tình Thương lạ lùng ấy.
1/6
23/4
Đ
Thứ Bảy đầu tháng. Thánh Giustinô, tử đạo. Lễ nhớ. Hc 51,12-20 ; Mc 11, 27-33
2
24
Tr
CHÚA NHẬT IX THƯỜNG NIÊN. MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KITÔ. Lễ trọng. Lễ cầu cho giáo dân (Lễ họ). St 14,18-20 ; 1Cr 11,23-26 ; Lc 9,11b-17. (Không cử hành lể Thánh Marcellinô và thánh Phêrô, tử đạo).
3
25
Đ
Thứ Hai. Thánh Carôlô Loanga và các bạn, tử đạo. Lễ nhớ. Thánh vịnh tuần I. Tb 1,3;2,1a-8 ; Mc 12,1-12.
4
26
X
Thứ Ba. Tb 2,9-14 ; Mc 12,13-17.
5
27
Đ
Thứ Tư. Thánh Bônifatiô, giám mục, tử đạo. Lễ nhớ. Tb 3,1-11a.16-17a ; Mc 12,18-27.
Lễ Tuyên hứa hội GĐPTTT. gx Bắc Hòa . ( hội gia trưởng )
6
28
X
Thứ Năm đầu tháng.Thánh Norbertô, giám mục (Tr). Tb 6,10-11;7,1.9-17;8,4-8 ; Mc 12,28b-34.
7
29
Tr
Thứ Sáu đầu tháng. THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU. Lễ trọng. Ngày thế giới xin ơn thánh hoá các linh mục. Ed 34,11-16 ; Rm 5,5b-11 ; Lc 15,3-7.
8
01/5
Tr
Thứ Bảy. Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ. Lễ nhớ. Is 61,9-11 ; Lc 2,41-51.
9
02
X
CHÚA NHẬT X THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần II. 1V 17,17-24 ; Gl‎ 1,11-19 ; Lc 7,11-17. (Không cử hành lễ Thánh Ephraem, phó tê, tiến sĩ Hội Thánh).
10
03
X
Thứ Hai. 2Cr 1,1-7 ; Mt 5,1-12
11
04
Đ
Thứ Ba. Thánh Banaba, Tông Đồ. Lễ nhớ. Cv 11,21b-26; 13,1-3 ; Mt 10,7-13 (hay bài đọc Mùa Thường Niên: Mt 5,13-16).
12
05
X
Thứ Tư. 2Cr 3,4-11 ; Mt 5,17-19.
13
06
Tr
Thứ Năm. Thánh Antôn Pađua, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ. 2Cr 3,15—4,1.3-6 ; Mt 5,20-26.
14
07
X
Thứ Sáu. 2Cr 4,7-15 ; Mt 5,27-32.
15
08
X
Thứ Bảy. 2Cr 5,14-21 ; Mt 5,33-37.
16
09
X
CHÚA NHẬT XI THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần III. 2Sm 12,7-10.13 ; Gl 2,16.19-21 ; Lc 7,36—8,3 (hay Lc 7,36-50).
17
10
X
Thứ Hai. 2Cr 6,1-10 ; Mt 5,38-42.
18
11
X
Thứ Ba. 2Cr 8,1-9 ; Mt 5,43-48.
19
12
Tr
Thứ Tư. Thánh Rômualđô, viện phụ (Tr). 2Cr 9,6-11 ; Mt 6,1-6.16-18.
20
13
X
Thứ Năm. 2Cr 11,1-11 ; Mt 6,7-15.
21
14
Tr
Thứ Sáu. Thánh Luy Gonzaga, tu sĩ. Lễ nhớ. 2Cr 11,18.21b-30 ; Mt 6,19-23.
Lễ kính thánh Quan Thầy cha sở gx. Bắc Hòa  Luy Nguyễn trí Hướng .
22
15
X
Thứ Bảy. Thánh Paulinô, giám mục Nôla (Tr). Thánh Gioan Fisher, giám mục, tử đạo và thánh Tôma More, tử đạo (Đ). 2Cr 12,1-10 ; Mt 6,24-34.
23
16
X
CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần IV. Dcr 12,10-11; 13,1 ; Gl 3,26-29 ; Lc 9,18-24.
Chiều: LỄ VỌNG SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ (Tr). Gr 1,4-10 ; 1Pr 1,8-12 ; Lc 1,5-17.
24
17
Tr
Thứ Hai. SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ. Lễ trọng. Is 49,1-6 ; Cv 13,22-26 ; Lc 1,57-66.80.
25
18
X
Thứ Ba. St 13,2.5-18 ; Mt 7,6.12-14.
26
19
X
Thứ Tư. St 15,1-12.17-18 ; Mt 7,15-20.
27
20
X
Thứ Năm. Thánh Syrillô, giám mục Alexandria, tiến sĩ Hội Thánh (Tr). St 16,1-12.15-16 (hay St 16,6b-12.15-16) ; Mt 7,21-29.
28
21
Đ
Thứ Sáu. Thánh Irênê, giám mục, tử đạo. Lễ nhớ. St 17,1.9-10.15-22 ; Mt 8,1-4.
Chiều: LỄ VỌNG THÁNH PHÊRÔ VÀ THÁNH PHAOLÔ, TÔNG ĐỒ (Đ). Cv 3,1-10 ; Gl 1,11-20 ; Ga 21,15-19
29
22
Đ
Thứ Bảy. THÁNH PHÊRÔ VÀ THÁNH PHAOLÔ, TÔNG ĐỒ. Lễ trọng. Lễ cầu cho giáo dân (Lễ họ). Cv 12,1-11 ; 2Tm 4,6-8.17-18 ; Mt 16,13-19. .
30
23
X
CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần I. 1V 19,16b.19-21 ; Gl 5,1.13-18 ; Lc 9,51-62. (Không cử hành lễ Các thánh tử đạo tiên khởi của giáo đoàn Rôma)

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

LỄ CHÚA BA NGÔI

Gioan 16,12-15
12 Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi.13 Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến.14 Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em.15 Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy. Vì thế, Thầy đã nói: Người lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em.

Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi theo sách Giáo Lý Toàn Cầu

Khi Chúa Giêsu nói: “Thầy còn nhiều điều phải nói với các con, nhưng bây giờ các con không thể lĩnh hội được” (Ga. 16:12), phải chăng câu nói này ám chỉ mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi?  Phần suy niệm sau đây được dựa vào những điểm chính trong sách Giáo Lý Toàn Cầu, 1992 (GLTC).

Trong suốt mấy thế kỷ đầu, Giáo Hội đã phải vất vả đào sâu, trình bầy và bảo vệ đức tin vào Chúa Ba Ngôi dựa vào lời Chúa và trong lời tuyên xưng đức tin trong phép rửa tội.  Giáo Hội đã phải dùng những từ ngữ riêng để diễn tả tín điều Chúa Ba Ngôi như: bản thể, ngôi vị, bản vị tương quan để nhấn mạnh sự khác biệt nhưng trong sự duy nhất và hiệp thông của Chúa Ba Ngôi (GLTC 249-256).

Trong Chúa Ba Ngôi: Đức Chúa Cha - từ Ngài muôn vật được tạo thành; Đức Chúa Con - nhờ Ngài chúng ta được trở thành con cái Thiên Chúa; và Chúa Thánh Thần - trong Ngài chúng ta được sống (GLTC 258), và Chúa muốn rằng: tất cả mọi loài thụ tạo sẽ kết hợp trọn vẹn trong mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi (GLTC 359-360).  Làm sao chúng ta có thể sống mầu nhiệm này trong đời sống chúng ta?  Mầu nhiệm này có thể được suy niệm qua ba điểm chính sau đây:

Khác biệt: vì Chúa Cha không phải là Chúa Con hay Chúa Thánh Thần, Chúa Con không phải là Chúa Cha hay Chúa Thánh Thần, và Chúa Thánh Thần không phải là Chúa Cha hay Chúa Con (GLTC 254); cho nên mỗi người chúng ta - tuy dù khác nhau về tuổi tác, phái tính, nghề nghiệp và kinh nghiệm cuộc đời - nhưng tất cả chúng ta đã được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa (GLTC 225).

Duy nhất: Ba Ngôi tuy khác biệt nhưng là Một Chúa.  Sự duy nhất này có được bởi vì mỗi Ngôi không đối nghịch với nhau nhưng luôn quy về với nhau (GLTC 255).  Thánh Gioan còn nhấn mạnh hơn nữa khi xác nhận: “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4:8, 16).  Dựa vào điểm này, chúng ta có thể nói rằng: chỉ có tình yêu chân thật mới có thể giúp con người sống trong tình đoàn kết vì trong chính Thiên Chúa là một sự trao đổi tình yêu vĩnh cửu giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, và Ngài đã tiền định để chúng ta được chia sẻ với Ngài trong sự trao đổi tình yêu đó (GLTC 221, 257).

Hiệp thông: trong tinh thần duy nhất đó, Chúa Cha hoàn toàn ở trong Chúa Con và Chúa Thánh Thần, Chúa Con hoàn toàn ở trong Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, và Chúa Thánh Thần hoàn toàn ở trong Chúa Cha và Chúa Con (GLTC 255).  Sự tương thân tương ái giữa người với người sẽ được tăng cường khi con người biết thông cảm, hiểu nhau và chấp nhận nhau trong tình chia sẻ, hòa nhã, và thuận với nhau.

Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi cần phải được thể hiện trong mối liên hệ giữa vợ, chồng và con cái; giữa đôi vợ chồng và gia đình hai họ hai bên; giữa linh mục, hội đồng mục vụ và giáo dân trong cộng đoàn giáo xứ; và giữa lập pháp, hành pháp và dân chúng trong một quốc gia, v.v.

Thiên Chúa đã dựng nên con người và muốn họ chung phần với Ngài trong công trình tạo dựng khi Ngài cho con người sự tự do lựa chọn giữa chân lý và sự giả dối, chữa thiện và ác.  Xin Chúa Ba Ngôi giúp ban cho chúng ta ơn khôn ngoan, nghị lực và lòng can đảm để chúng ta sống thực mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi trong cuộc sống.

LM JP Vũ Minh

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Tiểu sử người “kỳ diệu nhất hành tinh”- Nick Vujicic, qua hình ảnh.


Hôm nay ngày 22-5-2013, chàng trai không chân không tay Nick Vujicic đến Việt Nam để truyền cảm hứng cho các bạn trẻ về niềm tin và nghị lực sống.
Một chặng đường đầy nghị lực mà người “không chân không tay” đã trải qua như để chứng minh anh là “chàng trai kỳ diệu nhất hành tinh”.





Nick Vujicic sinh ngày 4/12/1982 tại Melbourne, Australia và hiện đang sống tại Mỹ. Không may mắn như những đứa trẻ khác, Nick đã ra đời với cơ thể không lành lặn, thiếu chân, thiếu tay. Bố mẹ Nick gần như ngất đi sau khi nhìn thấy đứa con bé bỏng đáng thương của mình chào đời. Nhưng họ luôn cố gắng giúp con trai có một cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác.
Gương mặt Nick khi còn nhỏ luôn tràn đầy hạnh phúc, vì cậu không không biết mình khác biệt với mọi người và những trở ngại mà cậu phải đối mặt trong tương lai.
Mặc dù bị khuyết tứ chi nhưng ngay từ bé Nick đã rất khéo léo trong việc giải quyết các hoạt động thường ngày
Nick khi mới 6 tháng tuổi đang chơi đồ chơi rất thành thục.
Ngay từ lúc 18 tháng tuổi, Nick đã được bố cho xuống bể bơi và cố gắng dạy con trai học bơi, rồi sau đó là chơi gôn, lướt sóng…
Đến năm anh 6 tuổi, bố dạy anh cách dùng chân để đánh máy và mẹ đã chế tạo một dụng cụ bằng nhựa để giúp anh có thể cầm bút chì. Cũng có lúc anh cảm thấy chán chường và không muốn tiếp tục sống. Đó là lúc anh 8 tuổi, anh đã sợ hãi khi nghĩ rằng một ngày nào đó không có bố mẹ bên cạnh để chăm sóc. Nhưng với sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè anh đã vượt qua tất cả trở ngại đó
Bức ảnh chụp Nick ở trường khi cậu được 10 tuổi. Bố mẹ Nick quyết định gửi anh vào học tại một trường học bình thường thay vì một trường dành cho những người khuyết tật. Nick cho rằng đó là quyết định tuyệt vời nhất mà bố mẹ anh đã làm.
Nick kể trên blog của mình: “Ở trường tôi luôn bị bạn bè bắt nạt, miệt thị và tẩy chay trong nhiều năm. Tôi tổn thương trầm trọng và sụp đổ đến mức không muốn tồn tại nữa. Nhưng mẹ đã đưa cho tôi xem một bài báo về người đàn ông tật nguyền, khát khao được sống khỏe để tiếp tục giúp đỡ cho cộng đồng. Hình ảnh ấy đã thay đổi tôi hoàn toàn và tôi bắt đầu tìm lại sự tự tin, niềm ham sống và khát khao thể hiện mình”
Bằng nghị lực phi thường cùng phương châm sống: “Tật nguyền lớn nhất trong đời là khi mất hi vọng. Hãy tin tôi đi, mất hi vọng còn tồi tệ hơn nhiều so với chỉ mất chân tay”, Nick Vujicic đã vươn lên để trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng thế giới.
 Những bài diễn thuyết của anh truyền nghị lực sống cho người nghe.
Bàn chân trái tí xíu chỉ có 2 ngón – Nick hay gọi đùa là “chiếc đùi gà nhỏ” – đã trở thành bàn tay, giúp anh rất nhiều trong sinh hoạt hằng ngày. Nick hăng hái hòa nhập cuộc sống qua các hoạt động thể thao, gây kinh ngạc nhất là bơi lội và nhảy cầu.
 Lướt ván điêu luyện.
Thậm chí chơi golf..
và bóng đá.


Tháng 2/2012, anh đã kết hôn và đứa con trai đầu lòng, bé Kiyoshi James Vujicic, đã chào đời ngày 13/2/2013.

Nick Vujicic tới Việt Nam từ ngày 22 đến 26/5 và sẽ có 8 buổi diễn thuyết (45 phút/buổi) với các đối tượng khác nhau. Anh sẽ trình bày trước 25.000 sinh viên tại sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội) từ 18h30 – 21h30 ngày 23/5 và trước 15.000 người tại sân vận động Thống Nhất (Sài Gòn) từ 18h – 21h ngày 25/5.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Troi mua lam ram uot dam ngon khe. Em thuong mot nguoi o HUE moi vo

Troi mua lam ram uot dam ngon khe. Em thuong mot nguoi o HUE moi vo







Đại nội trong ngày mưa




Mưa hoài niệm




Ngày mưa xứ Huế




Tháp Phước Duyên trong mưa




Linh Mụ trong mưa




Nỗi niềm xứ Huế

Nữ Thủ Tướng Úc, tuyệt vời !!!!


'If you aren't happy here then LEAVE. We didn't force you to come here. You asked to be here. So accept the country YOU accepted.'  
 
Juia Gillard - Australia Prime Minister 
( Nữ thủ tướng Úc ) 
Nếu bạn không cảm thấy hạnh phúc ở đây thì RỜI NGAY. Chúng tôi không buộc bạn phải đến đây. Bạn xin phép đến ngụ nơi đây. Vì vậy, hãy chấp nhận quốc gia mà BẠN chấp nhận đến. 
  
Xin phổ biến rộng rãi ....
She Did It A gain!!!
Bà nói lại lần nữa!!!
Australia says NO -- Second Time she has done this!
Úc nói KHÔNG – Đây lần thứ hai Bà nói điều này!
She sure isn't backing down on her hard line stance and one has to appreciate her belief in the rights of her native countrymen.
 chắc chắn là không lung lay trên lập trường cứng rắn của    người phải tự biết đánh giá cao niềm tin của chính Bà trong quyền lợi của người bản xứ của .
A breath of fresh air to see someone lead.Australian Prime Minister does it again!!
Một luồng không khí trong lành cho thấy ngườidẫn đầu nào đó. Thủ tướng Australia lập lại lần nữa!
The whole world needs a leader like this!
Cả thế giới cần một nhà lãnh đạo như Bà!
Prime Minister Julia Gillard - Australia
Thủ tướng Julia Gillard – Úc
Muslims who want to live under Islamic Sharia law were told on Wednesday to get out of Australia , as the government targeted radicals in a bid to head off potential terror attacks.
Những người Hồi giáo muốn sống theo quy định của pháp luật Sharia của Hồi giáo đã được cho biết vào hôm thứ Tư rời khỏi nước Úc, chính phủ nhắm mục tiêu các gốc tự do trong nỗ lực để đứng đầu với tiềm năng tấn công khủng bố.
Separately, Gillard angered some Australian Muslims on Wednesday by saying she supported spy agencies monitoring the nation's mosques. Quote: 'IMMIGRANTS, NOT AUSTRALIANS, MUST ADAPT... Take It Or Leave It. I am tired of this nation worrying about whether we are offending some individual or their culture. Since the terrorist attacks on Bali , we have experienced a surge in patriotism by the majority of Australians.'
 biệt, Gillard tức giận với một số người Hồi giáo Úc nói hôm thứ Tư rằng Bà ủng hộ các cơ quan gián điệp theo dõi nhà thờ Hồi giáo củaQuốc Gia. Trích dẫn: “Người nhập cư, không phải người Úc, phải NHẬP TỤC ... Chịu thì ở Hay Rời khỏi nơi đây. Tôi quá mệt mỏi về vấn đề quốc gia của chúng ta mãi lo lắng về việc liệu chúng ta có đụng chạm một số cá nhân hoặc văn hóa của họ. Kể từ khi khủng bố tấn công Bali, chúng tôi đã có rút tỉa kinh nghiệm về sự biến đổi trong tinh thần yêu nước của phần lớn người Úc. "
'This culture has been developed over two centuries of struggles, trials and victories by millions of men and women who have sought freedom.'
'Văn hóacủa quốc gia này đã được phát triển qua hai thế kỷ với những cuộc đấu tranh, thử thách và chiến thắng của hàng triệu nam giới và nữ giớiđã tìm thấy tự do.'
'We speak mainly ENGLISH, not Spanish, Lebanese, Arabic, Chinese, Japanese, Russian, or any other language. Therefore, if you wish to become part of our society, learn the language!'
'Chúng tôi dùng ngôn ngữ chính là Tiếng A nh,không là tiếng Tây Ban Nha, Lebanon, Ả Rập, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, hoặc bất kỳ ngôn ngữ khác. Do đó, nếu bạn muốn trở thành một phần của xã hội chúng tôi, hãy tìm học ngôn ngữ ấy!’
'Most Australians believe in God. This is not some Christian, right wing, political push, but a fact, because Christian men and women, on Christian principles, founded this nation, and this is clearly documented. It is certainly appropriate to display it on the walls of our schools. If God offends you, then I suggest you consider another part of the world as your new home, because God is part of our culture.'
Hầu hết người Úc tin tưởng vào Thượng Đế. Đây không phải là một số Kitô Giáo, thiên hữu, ảnh hưởng chính trị, nhưng mà là một thực tế, bởi vì nam giới và nữ giới Kitô giáo, trên nguyên tắc của Kitô giáo, thành lập quốc gia này, và điều này có tài liệu dẫn chứng rõ ràng. Vì thế cho nên chắc chắn rất là thích hợp để hiển thị những điều đó trên các bức tường trong trường học của chúng tôi. Nếu Thượng Đế là điều xúc phạm bạn, thì tôi đề nghị bạn hãy tìm một nơi nào trên thế giới xây dựng ngôi nhà mới của bạn, bởi vì Thượng Đế là một phần trong nền văn hóa của chúng tôi.’
'We will accept your beliefs, and will not question why. All we ask is that you accept ours, and live in harmony and peaceful enjoyment with us.'
"Chúng tôi sẽ chấp nhận niềm tin của bạn, và sẽ không đặt câu hỏi tại sao. Điều chúng tôi yêu cầu là bạn phải chấp nhận niềm tin của chúng tôi, và sống trong sự hòa hợp và yên ổn với chúng tôi.
'This is OUR COUNTRY, OUR LAND, and OUR LIFESTYLE, and we will allow you every opportunity to enjoy all this. But once you are done complaining, whining, and griping about Our Flag, Our Pledge, Our Christian beliefs, or Our Way of Life, I highly encourage you take advantage of one other great Australian freedom, 'THE RIGHT TO LEAVE'.'
"Đây là QUỐC GI A CỦ A CHÚNG TÔI, ĐẤT CỦ A CHÚNG TÔI, và LỐI SỐNG CỦ A CHÚNG TÔI, và chúng tôi sẽ cho phép bạn  mọi cơ hội để tận hưởng tất cả những điều này. Nhưng một khi bạn đã xong phàn nàn, than vãn, và tham lam về Quốc Kỳ Của Chúng Tôi, Cam Kết Của Chúng Tôi, Niềm Tin Kitô Giáo Của Chúng Tôi, hoặc Lối Sống Của Chúng Tôi, tôi khuyên bạn nên tận dụng tối đa lợi thế của quyền tự do cao cả khác của Người Úc, “QUYỀN RỜI KHỎI NƠI ĐÂY".
 
'If you aren't happy here then LEAVE. We didn't force you to come here. You asked to be here. So accept the country YOU accepted.'
Nếu bạn không cảm thấy hạnh phúc ở đây thì RỜI NG A Y. Chúng tôi không buộc bạn phải đến đây. Bạn xin phép đến ngụ nơi đây. Vì vậy, hãy chấp nhận quốc gia mà BẠN chấp nhận đến'
NOTE: IF we circulate this amongst ourselves in Canada & USA , WE will find the courage to start speaking and voicing the same truths.
LƯU Ý: NẾU chúng ta chuyển cho nhau tạiCanada và Hoa Kỳ, CHÚNG TAsẽ thấy sự can đảm bắt đầu nói và bày tỏ sự thật tương tự.
If you agree please SEND THIS ON and ON, to as many people as you know...
Nếu bạn đồng ý, xin vui lòng GỞI THƯ NÀY ĐẾNvà ĐẾN, thật nhiều người  bạn biết