Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

GIÁO XỨ BẮC HOÀ TỔ CHỨC LỄ GIỖ CHA GIUSE VŨ ĐỨC TUẤN & CHA ĐA MINH ĐINH DUY KHIÊM CÁC CHA XỨ CỦA GX. 27.09.2013


“Dù sống hay chết tin còn ngày mai. Sự sống không mất nhưng chỉ đổi thay”.
Hôm nay sáng thứ sáu ngày 27.09.2013, giáo xứ Bắc Hòa tổ chức lễ giỗ cho các cha sở tại giáo xứ :
Cha Đa Minh Đinh Duy Khiêm, sinh năm 1918, thụ phong linh mục 1950.
  • Năm 1954 dẫn dắt con chiên gx. Bách Tính di cư.
  •  Năm 1959 thành lập Giáo xứ Bắc Hòa, nguyên cha sở gx. Bắc hòa đến năm 1963.
  • Về nhà Chúa 29/10/2007.
Cha  Giuse Vũ Đức Tuấn, sinh năm 1933, thụ phong linh mục 1963.
  • Nguyên là cha sở gx. Bắc Hòa từ năm 1964 đến 1974 .
  • Cha đã an bình ra đi trong Chúa  ngày 27.09.2008, sau 75 năm hành trình dương thế, 45 năm thiên chức linh mục.
 Mặc dù suốt nhiều ngày qua trời mưa lớn đường vào giáo xứ  Bắc Hòa lầy lội, 14 cây số đường đất trơn trượt rất khó đi, những khó khăn ấy không thể cản bước đi của quý cha, quý tu sĩ và quý khách về tham dự  lễ giỗ của các cha xứ của giáo xứ Bắc Hòa được tổ chức chung tại gx. lần đầu tiên này.
Về tham dự thánh lễ gồm có quý cha quý tu sĩ và quý khách:
  • Đức ông Phêrô Trần Văn Hòa.
  • Cha Gioan Phạm Văn Chúc , nhà hưu dưỡng giáo phận Mỹ Tho, đồng môn với cha Giuse.
  • Cha Giuse Nguyễn Văn Nhật cha sở giáo xứ Thánh Giuse Vườn Chuối.
  • Cha Antôn Nguyễn Xuân Hà cha sở giáo xứ Thạnh Trị.
  • Cha Giacôbê Trịnh Huy Rặt Nghĩa tử cha Giuse.
  • Cha Phêrô Mai Văn Thượng, cha phó gx. Nữ Vương Hòa Bình nghĩa tử cha Giuse.
  • Cha Luy Nguyễn Trí Hướng cha sở đương nhiệm gx. Bắc Hòa.
  • Quý nữ tu dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho.
  • Thầy Gioan Baotixita Bùi Quang Tâm Trưởng tử cha Giuse.
  • Quý thân nhân của cha Đa Minh từ Sài Gòn, Đồng Nai về tham dự thánh lễ.
Ngay từ sáng sớm di ảnh của Quý cha đã hiện diện trong ngôi nhà thờ giáo xứ Bắc Hòa, nơi các cha đã khai phá sáng lập và xây dựng, giáo dân đến thắp hương tưởng niệm và cầu nguyện với quý cha. Trong tình hiệp thông, đông đảo cộng đoàn dân Chúa đã hiện diện để dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho các cha. Đúng 09g30, đoàn đồng tế cùng tiến ra cung thánh để cử hành lễ giỗ cho cha cố Đa Minh và cha cố Giuse. Tiếng hát sốt sắng của ca đoàn Têrêsa đã dẫn đưa cộng đoàn Phụng vụ bước vào Thánh Lễ với tất cả tâm tình phó thác, tin tưởng và cậy trông nơi Chúa.
 Đầu Thánh lễ, cha Gioan Phạm Văn Chúc – bạn đồng môn với cha Giuse - chủ tế - đã mời gọi cộng đoàn xem Thánh lễ giỗ này là dịp tưởng nhớ, đền đáp lại công ơn của các cha, cầu nguyện cho các cha và để mỗi người thêm xác tín hơn vào Lòng Thương Xót của Chúa.
Trong bài giảng, Đức Ông Phêrô Trần văn Hòa, nhấn mạnh cầu nguyện cho các cha là bổn phận và trách nhiệm vì lẽ công bằng của con chiên với chủ chăn. Các linh mục sống vì con chiên đến khi chết thì mồ côi,” Cha chung không ai khóc”. Cha cũng mời gọi mọi người luôn nhớ cầu nguyện cho các cha không phải trong ngày giỗ mà trong mỗi thánh lễ để đền đáp lại những công ơn to lớn của các cha đã thực hiện cho giáo xứ. Từ năm 1959 đến để khai phá vùng đất hoang vu này để trở thành một giáo xứ tốt lành ngày nay, các Ngài đã đổ ra biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt và công sức.
Cuối Thánh lễ, đại diện Ban Mục Vụ cám ơn quý cha đồng tế quý tu sĩ  không quản ngại đường xá khó khăn đến dâng thánh lễ cầu nguyện cho các cha xứ của gx. Bắc Hòa  trong ngày lễ giỗ hôm nay. Sau đó thầy Gioan Baotixita Bùi Quang Tâm thay mặt nghĩa tử cha Giuse Vũ Đức Tuấn Cám ơn quý cha, quý tu sĩ, ban mục vụ, các đoàn thể, ca đoàn đã tổ chức lễ giỗ cho cha Đa Minh và cha Giuse  một cách long trọng và sốt sắng.
Trong niềm tín thác vào Đức Kitô, Đấng là sự sống lại và là sự sống, chúng ta tin chắc rằng sẽ có ngày lại được Quý cha và gặp nhau trên Quê Trời vinh phúc.



Ngay từ sáng ngày 27-09-2013 di ảnh hai cha đã được đặt tại nhà thờ để mọi người tới viếng


Cảnh nhà thờ trước lễ



Giáo dân đến thắp hương trước di ảnh quý cha


Đoàn đồng tế tiến vào nhà thờ


Các cha đồng tế dâng hương trước di ảnh quý cha



Thày  Gioan Baotixita Bùi Quang Tâm trưởng tử cha Giuse dâng hương

Cha Gioan Phạm Văn Chúc đồng môn với cha Giuse chủ tế

Bài đọc I


Bài đọc II

Cha Phêrô Mai Xuân Thượng nghĩa tử cha Giuse đọc Phúc Âm
 

Đức ông Phêrô Trần Văn Hòa chia sẻ lời Chúa
 

Giáo dân


 Đại diện BMV cám ơn quý cha, quý tu sĩ, quý khách.



Thầy Gioan Bùi Quang Tâm trưởng tử cha Giuse cám ơn quý cha, quý tu sĩ BMV các đoàn thể





Quý nữ tu Dòng Thánh Phoalô Mỹ Tho dâng hương

Gặp gỡ trao đổi những kỷ niệm lúc cha Giuse con đương thời

Cha sở gx. Bắc Hòa kể về công lao của từng cha trước khi làm phép của ăn

Trao đổi chia tay

                                                                                                               MVTT gx. Bắc Hòa

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Ngày 29-09: Các Tổng lãnh Thiên thần Micae, Gabrie, Raphae

Ngày 29-09: Các Tổng lãnh Thiên thần Micae, Gabrie, Raphae

Ngày 29-09
Các Tổng Lãnh Thiên Thần
MICAE, GABRIE, RAPHAE
Giáo huấn của Giáo hội về thế giới thần thiêng rất giản dị và không thay đổi, là có một thế giới như vậy, trong đó gồm có cả thần lành lẫn thần dữ, và ảnh hưởng đến thế giới chúng ta. Trong kinh Tin Kính, chúng ta vẫn tuyên xưng rằng việc tạo dựng được thể hiện gồm có "muôn vật hữu hình và vô hình".
Còn về ảnh hưởng của thế giới vô hình, của các thần thiêng đối với chúng ta, chỉ cần nhớ lại biến cố cám dỗ Eva tại vườn địa đàng và biến cố truyền tin cho Đức Mẹ. Trong lịch sử như Thánh kinh trình bày, thế giới thần thiêng được tỏ lộ trong bối cảnh những thiên thể đến thế giới này để thi hành thánh ý Thiên Chúa hay để truyền đạt lời Chúa cho loài người. Thiên thần theo nguyên ngữ là sứ giả. Thánh Gregiriô thu nhặt nhiều đoạn khác nhau để xếp các thiên thần thành 9 phẩm.
Riêng phẩm tổng lãnh được 1 Tx 4,16 nhắc đến. Nhưng Thánh kinh chỉ nêu tên 3 vị tổng lãnh là: Micae, Gabrie, và Raphae mà thôi. Nhắc đến tên các Ngài, chúng ta cũng cần phải ghi nhớ lời dặn dò của thánh Grêgôriô Cả: "Tên các thiên thần là danh xưng chỉ các chức phận chứ không chỉ bản tính". Micae có nghĩa là "ai bằng Thiên Chúa". Gabrie có nghĩa là "uy lực của Thiên Chúa", cũng còn gọi là "Sứ Thần truyền tin". Raphe có nghĩa là "thầy thuốc của Thiên Chúa". Lần dở lại Thánh kinh, chúng ta sẽ thấy rõ phận vụ mỗi đấng thực hiện và dĩ nhiên các phận vụ ấy liên quan đặc biệt đối với loài người chúng ta.
Người Do thái vẫn coi tổng lãnh thiên thần Micae là đấng bảo trợ đặc biệt. Trong Kitô giáo, Ngài cũng là đấng bảo trợ đặc biệt cho Giáo hội. Chúng ta coi Ngài là đấng thống soái đạo binh trên trời, dựa theo lời kể của thánh Gioan: "Một cuộc chiến dữ dội xảy ra trên trời, tổng lãnh thiên thần Micae cùng với các đồng bạn giao chiến cùng con rồng, con rồng và các đồng đảng chống lại mãnh liệt. Song chúng không sao thắng nổi và chúng mất địa vị trên trời. Con rồng lớn tức là con rắn xưa kia, thường gọi là ma quỉ hay là satan. Kẻ lừa dối thiên hạ, bị quăng xuống đất cùng với đồng đảng của nó" (Kh 12,7-9). Đặc biệt, năm 708, ngài hiện ra với Ðức Giám Mục thành Arranche và Ðức Giám Mục đã xây một thánh đường nguy nga để kính dâng tổng lạnh thiên thần Micae tại Mont Saint Michel.
Tổng lãnh thiên thần Gabrie được sai đến với Đức trinh nữ Maria ở Nazareth để nói rõ cho Mẹ biết định mệnh của mẹ (x. Lc 1,23) và cũng chính là người đã nhiều lần hiện ra với thánh Giuse. Ngài cũng đến với Zacaria để nói cho biết việc sinh hạ của Gioan tẩy giả (x. Lc 1,11-19). Chính Ngài đã tiên báo cho Daniel biết việc Đấng thiên sai đến (x. Dn 9,21) . Nay Ngài được nhận làm đấng bảo trợ của nhân viên bưu điện và điện thoại.
Tổng lãnh thiên thần Raphae là một trong bảy vị tổng lãnh hầu cận trước nhan Thiên Chúa. Ngài đã thực hiện phận vụ này trong câu chuyện Tobia sau khi Ngài giữ gìn trẻ Tobia trong một cuộc hành trình xa và khi được chữa lành cho Tobia cha được sáng mắt. Trong Tân ước, tổng lãnh thiên thần Raphael được đồng hoá với vị thiên thần đã khuấy nước trong hồ gần Giêrusalem và ai xuống hồ trước tiên khi nước mới sủi lên, thì bất cứ mắc bệnh tật gì đều được khỏi cả (x. Ga 5,1-4).
Nguồn: 
Trích: "Theo vết chân Người"

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Lịch Phụng Vụ Tháng 10. 2013

Ý CẦU NGUYỆN:
Ý chung: Cầu cho những ai đang gặp thử thách gian truân: Xin cho những ai đang gặp thử thách gian truân, đến mức muốn kết liễu cuộc đời, có thể cảm nhân được tình yêu của Thiên Chúa luôn kề cận bên mình.
Ý truyền giáo: Cầu cho Ngày Thế Giới Truyền Giáo: Xin cho việc cử hành Ngày Thế Giới Truyền Giáo giúp các Kitô-hữu ý thức rằng mình không chỉ là những người đón nhận, nhưng còn là những người công bố Lời của Thiên Chúa.
THÁNG MÂN CÔI
Chuỗi Mân Côi là một lối cầu nguyện theo Tin Mừng, là một chuỗi tình yêu gồm những lời yêu thương chân thành và đơn sơ nhất: hãy nhìn ngắm, tôn thờ, chiêm ngưỡng, suy niệm những mầu nhiệm của Chúa Giêsu và thì thầm những lời ca ngợi, những câu nài xin với Đấng đã ban cho chúng ta Đấng Cứu Thế.
Các tín hữu nên cầu nguyện bằng kinh Mân Côi và hiểu rõ bản chất cũng như tầm quan trọng của kinh nầy.
Những ai lần chuỗi Mân Côi trong nhà thờ, nhà nguyện, hoặc trong gia đình, trong cộng đoàn tu trì, trong hiệp hội đạo đức, hoặc khi nhiều người họp nhau nhằm mục đích tốt, thì được hưởng một ơn đại xá; còn đọc trong những hoàn cảnh khác, thì được hưởng một ơn tiểu xá (Ench. Indulg., ấn bản 1999, concessio 17).
1/9
27/8
Tr
Thứ Ba. THÁNH TÊRÊXA HÀI ĐỒNG GIÊSU, TRINH NỮ, TIẾN SĨ HỘI THÁNH. Bổn mạng các xứ truyền giáo. Lễ kính. Is 66,10-14c (hay Rm 8,14-17) ; Mt 18,1-5.
2
28
Tr
Thứ Tư. Các thiên thần hộ thủ. Lễ nhớ. Xh 23,20-23 ; Mt 18,1-5.10.
3
29
X
Thứ Năm đầu tháng. Nkm 8,1-4a.5-6.7b-12 ; Lc 10,1-12.
4
30
Tr
Thứ Sáu đầu tháng. Thánh Phanxicô Assisi. Br 1,15-22 ; Lc 10,13-16.
5
01/9
X
Thứ Bảy đầu tháng. Br 4,5-12.27-29 ; Lc 10,17-24.
6
02
X
CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần III. Kb 1,2-3;2,2-4 ; 2Tm 1,6-8.13-14 ; Lc 17,5-10.
Được kính trọng thể lễ Đức Mẹ Mân Côi
(Tr) [HĐGM Việt Nam, khoá họp tháng 4-1991]: Cv 1,12-14 ; Gl 4,4-7 ; Lc 1,26-38. (Không cử hành lễ Thánh Brunô, linh mục).

7
03
Tr
Thứ Hai. Đức Mẹ Mân Côi. Lễ nhớ. Cv 1,12-14 (hay Gl 4,4-7) ; Lc 1,26-38.
8
04
X
Thứ Ba. Gn 3,1-10 ; Lc 10,38-42.
9
05
X
Thứ Tư. Thánh Điônysiô, giám mục, và các bạn, tử đạo (Đ). Thánh Gioan Lêônarđô, linh mục (Tr). Gn 4,1-11 ; Lc 11,1-4.
10
06
X
Thứ Năm. Ml 3,13-20a ; Lc 11,5-13.
11
07
X
Thứ Sáu. Ge 1,13-15;2,1-2 ; Lc 11,15-26.
12
08
X
Thứ Bảy. Ge 4, 12-21 ; Lc 11,27-28.
13
09
X
CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần IV. 2V 5,14-17 ; 2Tm 2,8-13 ; Lc 17,11-19.
14
10
X
Thứ Hai. Thánh Callistô I, giáo hoàng, tử đạo (Đ). Rm 1,1-7 ; Lc 11,29-32.
15
11
Tr
Thứ Ba. Thánh Têrêxa Giêsu, trinh nữ, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ. Rm 1,16-25 ; Lc 11,37-41.
16
12
X
Thứ Tư. Thánh Hedviges, nữ tu (Tr). Thánh Margarita Alacoque, trinh nữ (Tr). Rm 2,1-11 ; Lc 11,42-46.
17
13
Đ
Thứ Năm. Thánh Inhatiô Antiôkia, giám mục, tử đạo. Lễ nhớ. Rm 3,21-30 ; Lc 11,47-54.
18
14
Đ
Thứ Sáu. THÁNH LUCA, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG. Lễ kính. 2Tm 4,10-17b ; Lc 10,1-9.
19
15
X
Thứ Bảy. Thánh Gioan Brêbeuf, linh mục, Thánh Isaac Jôgues, linh mục, và các bạn, tử đạo (Đ). Thánh Phaolô Thánh Giá, linh mục (Tr). Rm 4,13.16-18 ; Lc 12,8-12.
20
16
X
CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần I. Xh 17,8-13 ; 2Tm 3,14—4,2 ; Lc 18,1-8. Chúa nhật Truyền Giáo. Được cử hành thánh lễ cầu cho việc rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc.
21
17
X
Thứ Hai. Rm 4,20-25 ; Lc 12,13-21.
22
18
X
Thứ Ba. Rm 5,12.15b.17-19.20b-21 ; Lc 12,35-38.
23
19
X
Thứ Tư. Thánh Gioan Capestranô, linh mục (Tr). Rm 6,12-18 ; Lc 12,39-48.
24
20
X
Thứ Năm. Thánh Antôn Maria Clarét, giám mục (Tr). Rm 6,19-23 ; Lc 12,49-53.
25
21
X
Thứ Sáu. Rm 7,18-25a ; Lc 12,54-59.
26
22
X
Thứ Bảy. Rm 8,1-11 ; Lc 13,1-9.
27
23
X
CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần II. Hc 35,15b-17.20-22a [Hl35,12-14.16-18] ; 2Tm 4,6-8.16-18 ; Lc 18,9-14.
28
24
Đ
Thứ Hai. THÁNH SIMON VÀ THÁNH GIUĐA, TÔNG ĐỒ. Lễ kính. Ep 2,19-22 ; Lc 6,12-19.
29
25
X
Thứ Ba. Rm 8,18-25 ; Lc 13,18-21.
30
26
X
Thứ Tư. Rm 8,26-30 ; Lc 13,22-30.
31
27
X
Thứ Năm. Rm 8,31b-39 ; Lc 13,31-35.

Vực sâu ngăn cách

Vực sâu ngăn cách
CN 26 TNC -Lc 16,19-31


Nhà giàu gấm vóc lụa là
Vận vào thân thể để mà khoe khoang
Ngày ngày yến tiệc tiêu hoang
Linh đình thể hiện giàu sang của mình
Cạnh bên có một bóng hình
La-ra-rô đó trong tình thảm thương
Khó nghèo đói rách lạ thường
Lại còn mụn nhọt vấn vương khắp mình
Nằm ngay trước cổng để rình
Chờ khi chủ tới rộng tình thương ban
Nhưng chờ mãi vẫn khô khan
Thèm ăn những thứ trên bàn rớt ra
Nằm mà quằn quại lê la
Không ai nhìn đến thực là cực thân
Mấy con chó tiến lại gần
Liếm lên chỗ ghẻ có phần ủi an
Thế rồi kiếp sống trần gian
Người nghèo chết đặng hưởng nhan Chúa Trời
Nhà giàu kết thúc cuộc đời
Đem chôn xuống đất xác thời thối đi
Phần hồn xuống tận âm ty
Cực hình phải chịu tức thì chẳng tha
Ông thì đưa mắt trông xa
Thấy rằng trên đó thực là vui thay
Áp-ra-ham đó trong tay
La-ra-rô đã đến ngày được yêu
Ông ta kêu cứu sớm chiều
Cầu xin tổ phụ nhận điều mình xin
Ngài ơi thương đến muôn nghìn
Chỉ cần giọt nước chẳng xin điều gì
Ngón tay nhúng nước một khi
Nhỏ lên đầu lưỡi còn gì mát hơn
Đây con bị lửa thiêu vờn
Áp-ra-ham nói không ơn huệ gì
Con ơi! hãy nhớ lại đi
Suốt đời con nhận phước chi sánh tày
La-ra-rô khốn khổ thay
Suốt đời phải chịu đắng cay buồn phiền
Nơi đây mới được bình yên
Còn con khốn khổ liên liên công bằng
Chúng ta đây cõi vĩnh hằng
Vực sâu ngăn cách mỗi đằng một xa
Bên này có muốn đi qua
Cũng không thể được thật là khó khăn
Nhà giàu vẫn thấy băn khoăn
Vậy thì xin đến đừng ngăn cản gì
La-ra-rô đến một khi
Cha tôi sẽ được tức thì đổi thay
Xin sai anh đến báo ngay
Kẻo rồi họ phải đắng cay cực hình
Áp-ra-ham đáp thực tình
Mô-sê, ngôn sứ hết mình dạy răn
Nghe lời đâu có khó khăn
Nhà giàu vẫn cứ nỉ năn van nài
Họ đâu có chịu thưa ngài
Nếu người đã chết được sai trở về
Họ thì tin tưởng mọi bề
Ăn năn sám hối mà chê sự đời
Áp-ra-ham lại đáp lời
Môi-sê, ngôn sứ họ thời chẳng nghe
Thì người chết nói vo ve
Họ đâu để ý tin nghe làm gì.

Jos. Hồng Ân

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

NHÌN RỘNG THẤY XA

(Suy niệm Tin Mừng Luca  (Lc 16, 1-13) trích đọc vào Chúa nhật 25 thường niên) 

"Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: hãy dùng Tiền Của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu.10 Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn; ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn.11 Vậy nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng Tiền Của bất chính, thì ai sẽ tín nhiệm mà giao phó của cải chân thật cho anh em?12 Và nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng của cải của người khác, thì ai sẽ ban cho anh em của cải dành riêng cho anh em?"
 
Người quản lý trong Tin Mừng hôm nay, khi biết chủ sắp sa thải mình và biết rằng lúc đó thì anh không còn nơi nương tựa, không còn cơm ăn áo mặc như xưa nay, nên anh nghĩ ra một diệu kế:
Anh khôn khéo gọi các con nợ của chủ đến, dùng quyền hạn chủ trao cho mình, tha bớt phần nợ cho họ. Khi làm như thế, anh hy vọng mai đây, khi anh bị đuổi việc, những con nợ nầy sẽ đền ơn anh và sẽ đón rước anh vào nhà họ.
Hành động khôn khéo nầy cũng đã được một người khác thực hiện và đã được ghi lại trong sách xưa như sau:
Thời Chiến Quốc, tại Nước Tề có một vị tướng quốc tài hoa lỗi lạc là Mạnh Thường Quân. Ông là người giàu có, lại có lòng nghĩa hiệp, hào phóng với hết mọi người. Trong nhà lúc nào cũng tấp nập khách thập phương thăm viếng, chuyện trò, ăn uống. Danh tiếng Mạnh Thường Quân vang khắp các lân bang thời ấy.
Một hôm, Mạnh Thường Quân sai một người bạn tên là Phùng Nguyên sang đất Tiết đòi nợ. Trước khi lên đường, Phùng Nguyên hỏi Mạnh Thường Quân rằng : "Ngài có muốn tôi mua thứ gì bên đó về cho ngài không?" Mạnh Thường Quân trả lời : "Ngươi xem thứ gì nhà ta chưa có thì mua."
Khi đến đất Tiết, Phùng Nguyên triệu tập các con nợ của Mạnh Thường Quân lại và yêu cầu họ xuất trình giấy nợ. Sau khi nắm được số liệu giấy tờ, thay vì đòi họ thanh toán hết tiền gốc tiền lãi, Phùng Nguyên nhân danh Mạnh Thường Quân tuyên bố tha hết nợ cho dân và truyền cho các đầy tớ đem tất cả giấy nợ ra đốt sạch.
Thế là trong phút chốc, bao nhiêu nợ nần xưa nay biến tan theo làn khói; tất cả các con nợ thở phào nhẹ nhõm và ghi tâm khắc cốt ân đức của Mạnh Thường Quân.
Mấy hôm sau, thấy Phùng Nguyên trở về tay không, Mạnh Thường Quân hỏi: “Nhà ngươi đã thu được bao nhiêu tiền nợ? Đã mua được thứ gì?”
Phùng Nguyên trả lời : "Theo thiển ý của tôi thì trong nhà của ngài chẳng thiếu gì cả, có chăng là thiếu ơn nghĩa dành cho người túng cực mà thôi. Chính vì thế, tôi đã trộm phép ngài để mua ơn nghĩa cho ngài. Tôi hy vọng là ngài sẽ rất hài lòng".
Về sau, Mạnh Thường Quân bị hàm oan và bị bãi quan, phải về nương náu tại đất Tiết. Dân chúng nơi đây nhớ ơn vị đại ân nhân đã tha nợ cho họ năm xưa, rủ nhau ra đón rước thật tưng bừng và thân mật. Mạnh Thường Quân vui sướng quay lại nói với Phùng Nguyên: "Nhà ngươi xem, chắc hẳn đây là cái ơn nghĩa mà trước đây nhà ngươi đã mua giùm cho ta!"

                                                          ***
Dù hôm nay tôi cố hết sức bám trụ vào mặt đất nầy bằng cách củng cố thật vững địa vị của tôi, nắm ghì thật chặt chiếc ghế của tôi, ra sức thu gom thật nhiều tiền bạc, tài sản, ruộng vườn… thì mai đây, tôi cũng sẽ bị bứt ra khỏi cuộc đời nầy như chiếc lá lìa cành trong cơn lốc dữ…
Tất cả những gì tôi mua sắm được hôm nay, người khác sẽ sử dụng. Những gì tôi đang sở hữu sẽ thuộc về người khác… Còn lại gì cho tôi? 
Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su dạy phải lấy của cải phù du để đổi lấy tài sản muôn đời và biết tận dụng những gì hiện có để mua sắm cho mình một nơi cư ngụ vĩnh cửu trên thiên quốc. Cụ thể là hãy dùng những ân huệ Chúa ban như sức khoẻ, thời giờ, tài năng, trí tuệ, tiền bạc… để mua nghĩa, mua bè bạn, mua lấy một chỗ ở trong Nước Trời.
Người tôi tớ bất lương trong Tin Mừng hôm nay quả là rất khôn ngoan khi biết lợi dụng tài sản mà anh được người chủ trao cho quản lý tạm thời để mua lấy bạn hữu và mua lấy nơi ăn chốn ở cho mình trong những ngày khốn đốn.
Phùng Nguyên cũng đã rất khôn khéo khi dùng tiền bạc của Mạnh Thường Quân để mua ơn, mua nghĩa cho bạn của mình, nhờ đó mà sau nầy ông cùng Mạnh Thường Quân được hưởng phúc trong lúc sa cơ.
Phúc thay cho những người có tầm nhìn xa. Họ như thuyền trưởng phát hiện được tảng băng từ xa, nên có đủ thời giờ quay mũi tàu thoát hiểm. Họ như người săn tìm ngọc quý, bán đi những gì tầm thường mình có để mua cho bằng được một viên ngọc tuyệt vời.

Lạy Chúa, xin cho Lời khôn ngoan của Chúa đánh thức chúng con khỏi mê đắm những thứ phù phiếm đời nầy và biết khôn ngoan đánh đổi những thứ phù du để thu về những điều vĩnh cửu.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà

Đừng Mong Cuộc Sống Không Có Khó Khăn…


Đừng Mong Cuộc Sống Không Có Khó Khăn...
Bởi vì nếu không có sự cố gắng thì hạnh phúc chỉ là những điều vô nghĩa.
Đừng mong bạn được tiêu pha thỏa thích mà chẳng phải nghĩ đến chuyện tiền nong. Bởi bạn sẽ chẳng thể hiểu được giá trị của đồng tiền cũng như trân trọng công sức của người làm ra nó. Hãy mong bạn có đủ sáng suốt, đủ thông minh để biết chi tiêu một cách hợp lí, đủ sức khoẻ và sự cần cù để làm việc, kiếm sống mà không phải dựa dẫm vào người khác.
Đừng mong bạn vượt qua các kì thi một cách suôn sẻ mà không cần học, biết chơi nhạc cụ, thông thạo nhiều ngoại ngữ mà không cần rèn luyện. Bởi bạn sẽ không bao giờ được trải qua những đêm cặm cụi cày bài, những buổi tập đàn, những ngày luyện Ngoại ngữ say mê không biết mệt mỏi để rồi vỡ oà trong những nụ cười, những giọt nước mắt chiến thắng. Hãy mong bạn có đủ sự kiên nhẫn, niềm đam mê và khát khao để chạm tay tới những mục tiêu của cuộc đời.
Đừng mong tình yêu của bạn với ai đó chỉ có sự ngọt ngào và nồng cháy. Bởi bạn sẽ chẳng thể được nếm tất cả cung bậc cảm xúc của tình yêu: hạnh phúc, khổ đau, giận hờn, ghen tuông,... Một vài hiểu lầm nho nhỏ sẽ giúp bạn và người ấy gắn bó và thương yêu nhau hơn. Hãy mong bạn có đủ sự chín chắn để tìm cho mình một tình yêu đích thực, đủ sâu sắc để hiểu tình cảm của ai kia, có đủ vị tha và khoan dung để cảm thông và tha thứ cho những khiếm khuyết nhỏ của tình yêu.
Đừng mong cuộc sống không có khó khăn mà chỉ toàn là niềm vui và hạnh phúc, bởi thiếu những hạt sạn nhỏ bạn sẽ không bao giờ biết thế nào là lòng dũng cảm, sự bình tĩnh và tinh thần lạc quan để vượt lên trên những khốn khó của cuộc đời; bởi nếu chỉ có màu hồng, bạn sẽ chẳng thể nào khám phá vẻ đẹp của những gam màu khác cũng như không thể nhìn thấy mặt trái của niềm vui và hạnh phúc - những điều luôn hiện hữu trong cuộc đời mỗi người.
Ai sinh ra trên đời cũng mong mình được hưởng những điều tốt đẹp nhất. Có chăng điều đó xuất phát từ sự hoàn mĩ mà chúng ta luôn kiếm tìm trong cuộc sống và chẳng có gì sai nếu ta nói đó là ước muốn lớn nhất của bản thân. Nhưng bạn ơi, cuộc sống chỉ ăm ắp niềm vui và hạnh phúc liệu có thật sự mang đến cho chúng ta nhiều thứ nhất?
Hãy bớt mong đợi mà thay vào đó là làm việc và không ngừng cố gắng!
                                                                                           Nguồn: Sưu tầm

YÊU NHIỀU THA NHIỀU

 Tin Mừng                                Lc 7,36-50

 Một hôm, có người thuộc nhóm Pha-ri-sêu mời Đức Giê-su dng bữa với mình. Đức Giê-su đến nhà người Pha-ri-sêu ấy và vào bàn ăn. Bỗng một phụ nữ vốn là người tội lỗi trong thành, biết được Người đang dùng bữa tại nhà ông Pha-ri-sêu, liền đem theo một bình bạch ngọc đựng dầu thơm. Chị đứng đằng sau, sát chân Người mà khóc, lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người. Chị lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên.
Thấy vậy, ông Pha-ri-sêu đã mời Người liền nghĩ bụng rằng : "Nếu quả thật ông này là ngôn sứ, thì hẳn phải biết người đàn bà đang đụng vào mình là ai, là thứ người nào : một người tội lỗi !" Đức Giê-su lên tiếng bảo ông : "Này ông Si-môn, tôi có điều muốn nói với ông !" Ông ấy thưa : "Dạ, xin Thầy cứ nói." Đức Giê-su nói : "Một chủ nợ kia có hai con nợ : một người nợ năm trăm quan tiền, một người năm chục. Vì họ không có gì để trả, nên chủ nợ đã thương tình tha cho cả hai. Vậy trong hai người đó, ai mến chủ nợ hơn ?" Ông Si-môn đáp : "Tôi thiết tưởng là người đã được tha nhiều hơn." Đức Giê-su bảo : "Ông xét đúng lắm."
Rồi quay lại phía người phụ nữ, Người nói với ông Si-môn : "Ông thấy người phụ nữ này chứ ? Tôi vào nhà ông : nước lã, ông cũng không đổ lên chân tôi, còn chị ấy đã lấy nước mắt tưới ướt chân tôi, rồi lấy tóc mình mà lau. Ông đã chẳng hôn tôi một cái, còn chị ấy từ lúc vào đây, đã không ngừng hôn chân tôi. Dầu ô-liu, ông cũng không đổ lên đầu tôi, còn chị ấy thì lấy dầu thơm mà đổ lên chân tôi. Vì thế, tôi nói cho ông hay : tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít." Rồi Đức Giê-su nói với người phụ nữ : "Tội của chị đã được tha rồi."  Bấy giờ những người đồng bàn liền nghĩ bụng : "Ông này là ai mà lại tha được tội ?" Nhưng Đức Giê-su nói với người phụ nữ : "Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị hãy đi bình an."

YÊU NHIỀU THA NHIỀU

Madeleine Danielou đã viết: “Tha thứ thật sự là hành động thần linh mà chúng ta chỉ học được từ nơi Thiên Chúa”. Vâng, có thể nói: “Lỗi lầm là của con người và tha thứ là của Thiên Chúa” (A. Pope). Vì vậy, Thomas Carlyle đã nói một câu bất hủ: “Không nhận ra lầm lỗi là lỗi lớn nhất trong mọi lỗi lầm.”

Tin mừng hôm nay ghi lại một phiên tòa; phiên tòa này không có luật sư biện hộ, không có bản án được đọc lên, nhưng kẻ được ân xá ra về với bình an trong tâm hồn. Để có được bình an ấy, điều kiện tiên quyết là con người phải có lòng sám hối. Sám hối vốn là nội dung chủ yếu trong sứ điệp của Đức Giê-su.

Người phụ nữ trong Tin mừng hôm nay đã nhận ra sự cần thiết của sám hối. Bất chấp những lời dị nghị, bất chấp sự khinh bỉ của người xung quanh, bà đã thể hiện một cách chân thành và trọn vẹn lòng sám hối của mình. Đức Giê-su đã nói lên ý nghĩa hành động của người phụ nữ như sau: “Bà đã được tha nhiều, vì bà đã yêu mến nhiều”. Càng cảm nhận được ơn tha thứ, con người càng được thôi thúc thể hiện lòng yêu mến nhiều hơn.

Nguyện xin Chúa nung nấu tâm tình sám hối đích thực nơi con, và ban cho con niềm bình an nội tâm, để con cũng biết chia sẻ niềm bình an ấy với mọi người bằng cảm thông, tha thứ, và những thể hiện của bác ái.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

LỜI CHỮA LÀNH

Một hôm, sau khi đã giảng dạy dân chúng, Đức Giê-su vào thành Ca-phác-na-um. Một viên đại đội trưởng kia có người nô lệ bệnh nặng gần chết. Ông ta yêu quý người ấy lắm. Khi nghe đồn về Đức Giê-su, ông cho mấy kỳ mục của người Do-thái đi xin Người đến cứu sống người nô lệ của ông.
... Đức Giê-su liền đi với họ. Khi Người còn cách nhà viên sĩ quan không bao xa, thì ông này cho bạn hữu ra nói với Người: “Thưa Ngài, không dám phiền Ngài quá như vậy, vì tôi không đáng rước Ngài vào nhà tôi. Cũng vì thế, tôi không nghĩ mình xứng đáng đến gặp Ngài. Nhưng xin Ngài cứ nói một lời, thì đầy tớ của tôi được khỏi bệnh.”


Trong cuộc sống, đôi lúc ta cần đến những lời động viên của anh chị em mình. Mỗi khi thất vọng, chán chường, đau khổ với quá khứ bản thân, thậm chí không thiết tha sống trên cõi đời này, thì lời động viên tích cực của ai đó sẽ có thể là sức mạnh giúp ta có được niềm tin vào chính mình và trỗi dậy để làm lại cuộc đời.

Phép lạ Đức Giê-su thực hiện trong Tin mừng hôm nay mời gọi con người đào sâu tư tưởng trên. Người không làm phép lạ như một nhà ảo thuật, nhưng như một Đấng có uy quyền. Nếu không có niềm tin vào sức mạnh của Lời, con người không thể gặp gỡ Thiên Chúa. Niềm tin là nền tảng giúp chúng ta nhận ra sự quan phòng của Thiên Chúa trong từng giây phút của cuộc sống. Từ đó, ta có thể thấy được ý nghĩa sống và luôn vững mạnh đứng trước mọi gian nguy, thử thách.

Lạy Chúa, xin ban cho chúng con lòng tin yêu, phó thác nơi Chúa cách mạnh mẽ, để nhận biết Lời Chúa là nguồn sức mạnh nuôi dưỡng chúng con cả hồn lẫn xác.

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Lịch Phụng Vụ Tháng 09. 2013

Ý CẦU NGUYỆN:
Ý chung: Cầu cho con người của thời đại chúng ta: Xin cho con người của thời đại chúng ta, thường bị tiếng ồn tràn ngập, tìm lại được giá trị của thinh lặng và biết lắng nghe tiếng của Thiên Chúa và của anh chị em mình.
Ý truyền giáo: Cầu cho các Kitô-hữu bị bách hại: Xin cho các Kitô-hữu bị bách hại ở nhiều nơi trên thế giới trở nên chứng nhân cho tình yêu của Đức Kitô.

1/9
26/7
X
CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần II.
Hc 3,19-21.30-31 [Hl 3,17-18.20.28-29] ; Dt 12,18-19.22-24a ; Lc 14,1.7-17.

2
27
X
Thứ Hai. NGÀY QUỐC KHÁNH. CẦU CHO TỔ QUỐC. 1Tx 4,13-18 ; Lc 4,16-30.
3
28
Tr
Thứ Ba. Thánh Grêgôriô Cả, giáo hoàng, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ. 1Tx 5,1-6.9-11 ; Lc 4,31-37.
4
29
X
Thứ Tư. Cl 1,1-8 ; Lc 4,38-44.
5
01/8
X
Thứ Năm đầu tháng. Cl 1,9-14 ; Lc 5,1-11.
6
02
X
Thứ Sáu đầu tháng. Cl 1,15-20 ; Lc 5,33-39.
7
03
X
Thứ Bảy đầu tháng. Cl 1,21-23 ; Lc 6,1-5.
8
04
X
CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần III. Kn 9,13-18b ; Plm 9b-10.12-17 ; Lc 14,25-33. (Không cử hành lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria).
9
05
X
Thứ Hai. Thánh Phêrô Claver, linh mục (Tr). Cl 1,24—2,3 ; Lc 6,6-11.
10
06
X
Thứ Ba. Cl 2,6-15 ; Lc 6,12-19.
11
07
X
Thứ Tư. Cl 3,1-11 ; Lc 6,20-26.
12
08
X
Thứ Năm. Danh Thánh Đức Maria (Tr). Cl 3,12-17 ; Lc 6,27-38. (hay lễ về Đức Mẹ: Gl 4,4-7 [hay Ep 1,3-6.11-12] ; Lc 1,39-47),
13
09
Tr
Thứ Sáu. Thánh Gioan Kim Khẩu, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ. 1Tm 1,1-2.12-14 ; Lc 6,39-42.
14
10
Đ
Thứ Bảy. SUY TÔN THÁNH GIÁ. Lễ kính. Ds 21,4b-9 ; (hay Pl 2,6-11) ; Ga 3,13-17.
15
11
X
CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần IV. Xh 32,7-11.13-14 ; 1Tm 1,12-17 ; Lc 15,1-32 (hay Lc 15,1-10). (Không cử hành lễ Đức Mẹ Sầu Bi).
16
12
Đ
Thứ Hai. Thánh Cornêliô, giáo hoàng và thánh Syprianô, giám mục, tử đạo. Lễ nhớ. 1Tm 2,1-8 ; Lc 7,1-10
17
13
X
Thứ Ba. Thánh Robertô Belarminô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh (Tr). 1Tm 3,1-13 ; Lc 7,11-17.
18
14
X
Thứ Tư. 1Tm 3,14-16 ; Lc 7,31-35.
19
15
X
Thứ Năm. Thánh Gianuariô, giám mục, tử đạo (Đ). Ngày Trung Thu. Cầu cho thiếu nhi. 1Tm 4,12-16 ; Lc 7,36-50. (hay lễ về thiếu nhi: Hc 42,15-16; 43,1-2.6-10 ; Mc 10,13-16).
20
16
Đ
Thứ Sáu. Thánh Anrê Kim Têgon, Phaolô Chong Hasang và các bạn, tử đạo. Lễ nhớ. 1Tm 6,2c-12 ; Lc 8,1-3. 1Tm 2,1-8 ; Lc 7,1-10
21
17
Đ
Thứ Bảy. THÁNH MATTHÊU, TÔNG ĐỒ, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG. Lễ kính. Ep 4,1-7.11-13 ; Mt 9,9-13.
22
18
X
CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần I. Am 8,4-7 ; 1Tm 2,1-8 ; Lc 16,1-13 (hay Lc 16,10-13).
23
19
Tr
Thứ Hai. Thánh Piô Pietrelcina, linh mục. Lễ nhớ. Er 1,1-6 ; Lc 8,16-18.
24
20
X
Thứ Ba. Er 6,7-8.12b.14-20 ; Lc 8,19-21.
25
21
X
Thứ Tư. Er 9,5-9 ; Lc 9,1-6.
26
22
X
Thứ Năm.Thánh Cosma và thánh Đamianô, tử đạo (Đ). Kg 1,1-8 ; Lc 9,7-9.
27
23
Tr
Thứ Sáu. Thánh Vinh sơn Phaolô, linh mục. Lễ nhớ. Kg 1,15b—2,9 ; Lc 9,18-22.
28
24
X
Thứ Bảy. Thánh Venceslaô, tử đạo. Thánh Laurensô Ruiz và các bạn, tử đạo (Đ). Dcr 2,5-9.14-15a ; Lc 9,43b-45.
29
25
X
CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần II. Am 6,1a.4-7 ; 1Tm 6,11-16 ; Lc 16,19-31. (Không cử hành lễ Các Tổng Lãnh Thiên Thần Michael, Gabriel, Raphael).
30
26
Tr
Thứ Bảy. Thánh Giêrônimô, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ. Dcr 8,1-8 ; Lc 9,46-50.