Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Chúc Mừng Năm Mới

Chúc Mừng Năm Mới
***2013***
Hebergeur d'image
Prospero Ano Nuevo 2013 !
Happy New Year  -    Best wishes in 2013 !

Lịch Phụng Vụ Tháng 02. 2013

Ý CẦU NGUYỆN:
Ý chung: Cầu cho các gia đình di dân. Xin cho các gia đình di dân, cách riêng các bà mẹ, được nâng đỡ và đồng hành khi gặp khó khăn.

Ý truyền giáo: Cầu cho nỗ các dân tộc đang xung đột. Xin cho các dân tộc đang sống trong chiến tranh và xung đột có thể đi tiên phong trong việc xây dựng một tương lai hoà bình.

1
21
X
Thứ Sáu đầu tháng. Dt 10,32-39 ; Mc 4,26-34.

2
22
Tr
Thứ Bảy đầu tháng. DÂNG CHÚA GIÊSU TRONG ĐỀN THÁNH (LỄ NẾN). Lễ kính. Ml 3,1-4 (hay Dt 2,14-18) ; Lc 2,22-40 (hay Lc 2,22-32).
3
23
X
CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần IV. Gr 1,4-5.17-19 ; 1Cr 12,31—13,13 (hay 1Cr 13,4-13) ; Lc 4,21-30. (Không cử hành lễ Thánh Blasiô, giám mục, tử đạo và Thánh Ansgariô, giám mục).
4
24
X
Thứ Hai. Dt 11,32-40 ; Mc 5,1-20.
5
25
Đ
Thứ Ba. Thánh Agata, trinh nữ, tử đạo. Lễ nhớ.  Dt 12,1-4 ; Mc 5,21-43.
6
26
Đ
Thứ Tư. Thánh Phaolô Miki và các bạn, tử đạo. Lễ nhớ. Dt 12,4-7.11-15 ; Mc 6,1-6.
7
27
X
Thứ Năm đầu tháng. Dt 12,18-19.21-24 ; Mc 6,7-13.
8
28
X
Thứ Sáu. Thánh Giêrônimô Êmilianô (Tr). Thánh Jôsêphina Bakhita, trinh nữ (Tr). Dt 13,1-8 ; Mc 6,14-29.
9
29
X
Thứ Bảy. Dt 13,15-17.20-21 ; Mc 6,30-34.
Hôm nay là ngày cuối năm Nhâm Thìn, có thể cử hành lễ ngoại lịch (IM 377).
NĂM ÂM LỊCH QUÝ TỴ 2013
10
01/01
Tr
CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần I. MỒNG MỘT TẾT QUÝ T. CẦU BÌNH AN CHO NĂM MỚI.
Is 6,1-2a.3-8 ; 1Cr 15,1-11 (hay 1Cr 15,3-8.11) ; Lc 5,1-11. (Không cử hành lễ
Thánh Scôlastica, trinh nữ).
MTC: Cái Kè.
Có thể cử hành lễ ngoại lịch (IM 377).
Lễ Giao Thừa:
Ds 6,22-27 ; 1Tx 5,16-26.28 ; Mt 5,1-10.
Lễ Tân Niên: St 1,14-18 (hay Is 65,17-21 hay Is 11,1-9) ; Pl 4,4-8 (hay Kh 21,1-6 hay Cl 3,12-17) ; Mt 6,25-34 (hay Mt 5,43-48 hay Ga 14,23-27).
11
2/1
Tr
Thứ Hai. MỒNG HAI TẾT. KÍNH NHỚ TỔ TIÊN VÀ ÔNG BÀ CHA MẸ. Đức Mẹ Lộ Đức (Tr). Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân. St 1,1-19 ; Mc 6,53-56. (hay lễ về Đức Mẹ: Is 66,10-14c ; Ga 2,1-11).
Có thể cử hành lễ ngoại lịch (IM 377): Hc 44,1.10-15 ; Ep 6,1-4.18-23 ; Mt 15,1-6.
12
3/1
Tr
Thứ Ba. MỒNG BA TẾT. THÁNH HOÁ CÔNG ĂN VIỆC LÀM.
St 1,20—2,4a ; Mc 7,1-13.
Có thể cử hành lễ ngoại lịch (IM 377): St 2,4b-9.15 ; Cv 20,32-35 ; Mt 25,14-30.
MÙA CHAY
”Mùa Chay nhằm chuẩn bị cử hành lễ Vượt Qua. Phụng Vụ Mùa Chay giúp các dự tòng và các tín hữu cử hành mầu nhiệm Vượt Qua. Các dự tòng được chuẩn bị qua những giai đoạn khác nhau của việc nhập đạo, còn các tín hữu thì qua việc tưởng niệm bí tích Thánh Tẩy và việc sám hối” (AC 27).



LƯU Ý:
Về luật giữ chay và kiêng thịt
a) Giáo Luật điều 1251 dạy: “Thứ Tư Lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh phải giữ chay và kiêng thịt”
b) Tuổi giữ chay, theo Giáo Luật điều 1252: “Mọi người từ tuổi thành niên cho đến khi bắt đầu 60 tuổi thì phải giữ chay”, và điều 97 khoảng 1 quy định: “Ai đã được 18 tuổi trọn thì là thành niên”.
c) Luật kiêng thịt “Buộc những người từ 14 tuổi trọn” (Giáo Luật điều 1252).
13
4
Tm
Thứ Tư. LỄ TRO. Giữ chay và kiêng thịt.
Thánh vịnh tuần IV.
Ge 2,12-18 ; 2Cr 5,20—6,2 ; Mt 6,1-6.16-18.
14
5
Tm
Thứ Năm. Thánh Syrillô, đan sĩ và thánh Mêthôđiô, giám mục. Đnl 30,15-20 ; Lc 9,22-25.
15
6
Tm
Thứ Sáu. Is 58,1-9a ; Mt 9,14-15.
16
7
Tm
Thứ Bảy. Is 58,9b-14 ; Lc 5,27-32.
17
8
Tm
CHÚA NHẬT I MÙA CHAY. Thánh vịnh tuần I. Đnl 26,4-10 ; Rm 10,8-13 ; Lc 4,1-13. (Không cử hành lễ Bảy thánh lập dòng Tôi Tớ Đức Trinh Nữ Maria).
18
9
Tm
Thứ Hai. Lv 19,1-2.11-18 ; Mt 25,31-46.
19
10
Tm
Thứ Ba. Is 55,10-11 ; Mt 6,7-15.
20
11
Tm
Thứ Tư. Gn 3,1-10 ; Lc 11,29-32.
21
12
Tm
Thứ Năm. Thánh Phêrô Đamianô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh. Et 14,1.3-5.12-14 [Hl 4,17k-m.r-t] ; Mt 7,7-12.
22
13
Tr
Thứ Sáu. LẬP TÔNG TOÀ THÁNH PHÊRÔ.
Lễ kính.
1Pr 5,1-4 ; Mt 16,13-19.
23
14
Tm
Thứ Bảy. Thánh Pôlycarpô, giám mục, tử đạo. Đnl 26,16-19 ; Mt 5,43-48.
24
15
Tm
CHÚA NHẬT II MÙA CHAY. Thánh vịnh tuần II. St 15,5-12.17-18 ; Pl 3,17—4,1 (hay Pl 3,20—4,1) ; Lc 9,28b-36.
Ngày giỗ của Đức Cha Giuse Trần Văn Thiện.
25
16
Tm
Thứ Hai. Đn 9,4b-10 ; Lc 6,36-38.
26
17
Tm
Thứ Ba. Is 1,10.16-20 ; Mt 23,1-12.
27
18
Tm
Thứ Tư. Gr 18,18-20 ; Mt 20,17-28.
28
19
Tm
Thứ Năm. Gr 17,5-10 ; Lc 16,19-31.

Chuyện Dưa Hấu

 










Dưa Hấu là loại trái cây quen thuộc với người Việt Nam, nhất là vào những ngày Tết Nguyên Đán. Dưa hấu là loại trái cây “chúa tể” của mùa Hè, thế nhưng người ta vẫn khoái dưa hấu vào mùa Xuân. Dưa hấu chứa nhiều nước (90%), ăn mát, khoái khẩu, nhất là sau khi “làm tí”. Người ta khoái dưa hấu còn vì cái mã: Đẹp – xanh vỏ, đỏ lòng.
 
Một nhà y học nổi tiếng đời Thanh từng viết trong sách “Tùy Tức Cư ẩm Thực Phổ” (thực đơn ăn uống theo tĩnh dưỡng nghỉ ngơi): “Dưa hấu ngọt lạnh, giã rượu, chữa viêm hầu họng, lở miệng, trị độc nhiệt,...”. Có thể thấy tác dụng chữa bệnh nhất định của dưa hấu đối với các chứng phế nhiệt, vị nhiệt, cảm nóng, sốt cao, tâm phiền miệng khát, sưng hầu họng, viêm niêm mạc miệng, đi tiểu nước đỏ, viêm thận phù thũng, say rượu,...
Qua nghiên cứu, y học hiện đại đã chứng minh rằng chất đường, muối, a-xít hữu cơ trong dưa hấu có tác dụng chữa trị viêm thận và làm hạ huyết áp; vì lượng đường thích hợp làm lợi tiểu, lượng muối kali làm tiêu viêm ở thận, chất men trong dưa hấu có khả năng chuyển hóa protein không hòa tan thành protein hòa tan, tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm thận; loại đường tổng hợp trong dưa hấu còn có tác dụng hạ huyết áp.
Vỏ dưa hấu vị ngọt tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ hỏa, trừ phiền, chữa thấp, lợi tiểu. Vào mùa Thu, khí hậu hanh khô, dễ viêm họng và lở miệng lưỡi, ăn dưa hấu cũng có công hiệu nhất định. Nếu pha chế dưa hấu thành dạng kem dùng ngoài da có thể chữa viêm sưng họng, lở mép rất tốt.
Ngoài ra, hạt dưa hấu có công hiệu làm mát phổi, tan đờm, nhuận tràng, lợi tiêu hóa. Rễ và lá dưa hấu vào mùa Hè có thể chữa chứng tiêu chảy, kiết lỵ.
Tuy dưa hấu là thứ giải khát tốt, nhưng nên lưu ý: Không nên ăn quá nhiều trong một lần, nhất là đối với những người tì vị hư hàn.
Những bài thuốc chữa bệnh bằng dưa hấu:
– Viêm thận: Vỏ dưa hấu, rễ cỏ tranh mỗi thứ 60g, sắc uống.
– Phù thũng: Vỏ dưa hấu, vỏ bí đao, đậu đỏ, phục linh, mỗi loại 30g, sắc uống.
– Cao huyết áp: Vỏ dưa hấu 30g, vỏ bí đao 30 gam, ngưu tất 15g, sắc uống.
– Cảm nóng: Nước ép dưa hấu một cốc to, uống vài lần.
– Đau họng: Xịt kem dưa hấu vào chỗ họng đau.
– Giải rượu: Nước ép dưa hấu một ly to, uống vài lần.
– Tiểu đường: Vỏ dưa hấu 60g, cẩu kỷ tử 15g, thiên hoa phiến 12g, ô mai 10g, sắc uống.
– Kiết lỵ ra máu: Nước ép dưa hấu 1 ly, hòa đường, ngày uống 3 lần.
– Lở loét miệng: Dùng kem dưa hấu bôi.
– Chữa phỏng: Vỏ dưa hấu sấy khô, tán thành bột, trộn dầu mè (vừng) để bôi.
Theo sử sách, dưa hấu vốn có quê hương ở châu Phi. Giống dưa này được đưa sang Trung Quốc từ phía Tây Vực nên người Trung Quốc gọi là “dưa Tây”.
Theo truyền thuyết Việt Nam, chuyện kể rằng…
Vào đời Hùng Vương, ở một vùng quê cách xa kinh đô Phong Châu, có một cậu bé mồ côi, thường theo người lớn đi săn bắn và đánh cá...Năm tám tuổi, cậu bé được lên kinh đô và gặp vua Hùng. Thấy cậu bé thông minh, nhà vua nhận làm con nuôi và đặt tên là Mai An Tiêm.
Lớn lên, An Tiêm rất khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Vua Hùng cưới vợ cho An Tiêm và cho cả hai vợ chồng đi phá rừng, làm rẫy trồng trọt. Chỉ ít lâu sau, An Tiêm đã dựng được nhà cửa và gặt được nhiều thóc lúa chứa đầy kho.
Thấy thế, bọn người ghen tị tâu nịnh với vua Hùng: “An Tiêm coi thường ơn vua. Hắn cho rằng của cải làm ra đều là nhờ ơn Trời và tài sức của hai vợ chồng hắn với các con”. Vua Hùng nghe tâu thì giận lắm, không cần tìm hiểu thực hư ra sao!
Nhà vua truyền lệnh đày gia đình An Tiêm ra một đảo hoang vắng ở biển Đông. Ngoài lương khô đủ ăn trong vài tháng, không được mang theo gì hết xem còn nhờ Trời vào đâu. Thế là cả gia đình An Tiêm lênh đênh ở giữa biển khơi.
Cuối cùng, thuyền tới một đảo hoang, đầy cát trắng. Ngoài ít lương khô, không có một con dao hoặc một hạt giống gì nữa. Vợ An Tiêm khóc. Chàng an ủi vợ: “Chúng ta là những người có khối ócđôi tay thì dù gian nan, vất vả mấy cũng vượt qua được”.
Hôm sau, An Tiêm kiếm được cành cây nhọn, liền đào đất xuống thật sâu và thấy nước ngọt để uống. Rồi chàng cùng các con bẻ cành cây, khuân đá xếp lại, làm nơi trú mưa nắng. Vợ chàng xuống ven biển mò được cua, ốc để ăn thêm.
Nhờ kiếm được những viên đá lửa lớn, An Tiêm đánh hai viên đá vào nhau là có lửa để nấu cua, luộc ốc. Một hôm, An Tiêm thấy có con chim trắng ở đâu bay tới, làm rơi hạt đen đen xuống bãi cát trắng. An Tiêm liền đem hạt này trồng thử.
Mấy tháng sau, những hạt ấy mọc thành những cây nhỏ bò lan trên mặt cát. Cây có nhiều trái màu canh thẫm to bằng đầu người lớn. An Tiêm hái một trái đem về cho cả nhà ăn thấy ruột đỏ mà ngọt, lại có lắm nước. Thế là An Tiêm liền trồng thêm nhiều nữa.
Đến khi dưa có nhiều trái rồi, An Tiêm dùng que nhọn vạch chữ vào, thả xuống biển cho trôi đi khắp nơi. Thuyền buôn qua lại, vớt được trái này, ăn thấy ngon, liền tìm tới đảo, đổi hàng hoá, vải, gạo lấy những trái đó đem đi các nơi bán. Đó là trái dưa hấu, tức là “quả dưa đỏ”.
Tiếng đồn về quả dưa đỏ đến tai vua Hùng. Vua biết tài của An Tiêm nên cho cả gia đìng An Tiêm trở lại đất liền. Lần này vua lại phong thưởng cho An Tiêm và khuyên chàng dạy cho mọi người cách trồng dưa. Kể từ đó, nước Văn Lang có thêm loại dưa hấu đỏ vừa để ăn, vừa để bán.
Vua Hùng cho rằng An Tiêm phạm tội “khi quân” nên mới đuổi vợ chồng An Tiêm ra khỏi hoàng cung và đày ải ra hoang đảo.
Hình ảnh này gợi nhớ tới ông bà nguyên tổ, vì nghe theo lời đường mật của con rắn nên đã phạm tội bất tuân là ăn trái cấm. Và rồi ông bà đã bị Thiên Chúa đuổi ra khỏi Vườn Đại Đàng.
Lúc đó, Thiên Chúa nguyền rủa con rắn: “Mi đã làm điều đó, nên mi đáng bị nguyền rủa nhất trong mọi loài súc vật và mọi loài dã thú. Mi phải bò bằng bụng, phải ăn bụi đất mọi ngày trong đời mi. Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó” (St 3:14-15).
Rồi Thiên Chúa nói với bà Eva: “Ta sẽ làm cho ngươi phải cực nhọc thật nhiều khi thai nghén; ngươi sẽ phải cực nhọc lúc sinh con. Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi, và nó sẽ thống trị ngươi” (St 3:16).
Và Thiên Chúa nói với bà Eva: “Vì ngươi đã nghe lời vợ và ăn trái cây mà Ta đã truyền cho ngươi đừng ăn nó, nên đất đai bị nguyền rủa vì ngươi; ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi, mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra” (St 3:17).
Từ đó, loài người phải chịu kiếp đọa đày, phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” mà mưu sinh. Đồng thời loài người cũng bị án tử, nghĩa là ai cũng phải có ngày “trở về cát bụi”. Tuy nhiên, ai biết ăn năn và nên hoàn thiện cho đúng Ý Chúa (x. Mt 5:48) thì sẽ được phục chức là làm con của Chúa và được hưởng phúc trường sinh nơi Thiên quốc (x. Mt 25:31-46).
TRẦM THIÊN THU

Chuyện cờ bạc













 Nói đến chuyện cờ bạc là nói về “Kiếp Đỏ Đen”, nói đến những người có máu “ăn thua đủ”, những người họ hàng gần với “Bác Thằng Bần”.
 
Thực ra chẳng có gì là “kiếp” cả, mà chỉ “máu mê” quá hóa ra “máu me” mà thôi. Nói đến “kiếp” nghĩa là nói đến số phận như một định mệnh an bài: Kiếp người, kiếp tha hương, kiếp hồng nhan,… “Máu đỏ đen” không là “kiếp” mà chỉ là do mình “quyết định”.
Theo lẽ thường, đánh cờ là không phạm pháp vì đánh cờ (cờ tướng, cờ vua, cờ cá ngựa, cờ vây,…) là trò giải trí có lợi cho trí óc, nhưng đánh bài hoặc đánh bạc là phạm pháp vì thường có chuyện “ăn thua đủ” về tiền bạc. Nhưng ngày nay, người ta đã biến những trò giải trí lành mạnh thành những trò “sát phạt nhau”, do đó mà trở thành phạm pháp.
Ngày xưa, dân Việt Nam đa số đều làm nông nghiệp, lại chỉ trồng lúa mỗi năm một vụ (chứ không gieo gặt nhiều vụ như ngày nay) nên người ta có những tháng nông nhàn, lại nhằm những ngày đầu năm, thế nên ca dao diễn tả:
Tháng Giêng là tháng ăn chơi
Tháng Hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà
Dư âm Tết kéo dài cả tháng. Cũng có thể do nông nhàn, do rảnh rỗi, không biết làm gì, nên người ta đã bày ra những trò giải trí để “giết thời gian”. Nhưng rồi người ta lại thấy chưa “đã”, nhất là những người có “của ăn, của để”, thế nên người ta sinh tật: “Nhàn cư vi bất thiện”. Ăn không, ngồi rỗi, người ta “nghĩ” ra đủ trò, biến cả những trò giải trí lành mạnh thành trò cá cược để ăn thua với nhau.
Người có “máu” cờ bạc được gọi là “máu đỏ đen”. Cờ bạc rất đa dạng: Cờ tướng, cờ vua, cờ cá ngựa, bài tam cúc, bài tứ sắc, xì phé, xì dách, binh xập xám, tiến lên, bầu cua, xóc đĩa, tổ tôm, đánh chắn,… Ngày nay người ta không đánh bạc bình thường mà còn dùng máy để đánh bạc ở các casino (sòng bạc). Ngay cả bóng đá hoặc đua ngựa, những môn thể thao hoàn toàn lành mạnh, nhưng những kẻ có “máu đỏ đen” lại lợi dụng các cuộc tổ chức thể thao để cá độ, có những người “ăn thua” bạc triệu, bạc tỷ.
Những người nghèo và những người chí thú làm ăn chỉ ăn Tết “ngắn hạn”, qua tháng Hai thì người ta đã chuẩn bị cho vụ hoa màu. Còn những “đại gia” không chỉ dành cả tháng Giêng để ăn Tết, họ còn dành những tháng khác để… “ăn chơi”. Tuy nhiên, cách ăn chơi ngày xưa không như cách ăn chơi ngày nay. Ca dao hoàn toàn “trong sáng” khi nói:
Tháng Giêng ăn tết ở nhà
Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba rượu chè
Cờ bạc ngày xưa chỉ là chơi cho vui, chỉ ăn kẹo, ăn bánh, cao lắm cũng chỉ ăn nhau vài xu, vài hào (theo thời giá Việt Nam ngày xưa). Rượu chè cũng chỉ là nhâm nhi vài chung cho vui, tạo dịp cùng nhau ngồi tâm sự chuyện đời. Còn ngày nay, người ta nhậu “không say không về”, còn đánh bạc thì ăn thua nhau bạc tỷ, thế nên người ta có “kinh nghiệm” và đã “biến tấu” ca dao thành:
Tháng Giêng ăn tết ở nhà
Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba rượu chè
Tháng Tư lẳng lặng mà nghe
Cái nghèo nó đến bên hè chói chang!
“Chói chang” thật. Cái “nắng nghèo” nó oi ả và gay gắt hơn cái nắng tự nhiên rất nhiều!
Tứ đổ tường là cờ bạc, rượu chè, trai gái, hút sách. Cái nào cũng khiến người ta sất bất sang bang, ngơ ngẩn như kẻ mất hồn. Trong tứ đổ tường thì “cờ bạc” là loại “đổ tường” được xếp đứng đầu. Từ kinh nghiệm nhiều thế hệ trước, người ta đã đúc kết:
Cờ bạc là bác thằng bần
Cửa nhà mất hết tra chân vào cùm
Thằng Bần là ai? Bần là nghèo. Thằng Bần là “thằng nghèo”. Có thể vì kẻ nghèo không được tôn trọng nên người ta mới gọi là “thằng”. Người ta thường nói: “Được ăn cả, ngả về không”. Canh bạc là vậy. Ăn đâu chẳng thấy mà chỉ thấy thua. Nụ cười tươi bỗng chốc biến thành miệng méo xệch. Hên xui chăng? Thực ra chỉ thấy “xui” chứ chẳng thấy “hên” gì ráo trọi!
Người có “máu đỏ đen” cũng bị nghiện, vì thế mà họ không bỏ được. Bị trắng tay rồi hứa lên hứa xuống, hứa ngang hứa dọc, nhưng rồi chẳng đâu vào đâu. Chính tôi đã từng chứng kiến một thanh niên, đã có vợ con, tự lấy dao chặt đứt một đốt ngón tay để hứa bỏ cờ bạc và chứng tỏ là mình… hứa thật, nhưng sau khi vết thương lành hẳn thì “đâu lại vào đấy”, ngựa vẫn quen đường cũ!
Khoa học đã nghiên cứu và chứng minh rằng những người ham mê cờ bạc sẽ bị tê liệt thần kinh, do vậy mà họ không tài nào bỏ được cờ bạc. Không có tiền thì thôi, nhưng cũng vẫn đứng… ngó, có chút tiền trong túi thì họ lại sợ tiền để lâu sẽ “mất linh”, ngó qua ngó lại rồi tiền cũng từ trong túi nhảy xuống chiếu bạc ngay!
Có những người quan niệm rằng “chơi phải cho ra chơi”. Đó thường là các “đại gia”, những “ông to, bà lớn”. Họ có những kiểu chơi “khác người”, hoàn toàn “độc đáo”, không “đụng hàng”, vì họ muốn “chơi nổi” để chứng tỏ “đẳng cấp” của mình. Ví dụ:
Nguyễn Văn Tèo – nguyên phó giám đốc sở Giao thông Vận tải tỉnh Sóc Trăng, và Trần Văn Tân – nguyên giám đốc Trung tâm Sát hạch và cấp giấy phép lái xe loại 3, trực thuộc Trường trung cấp nghề khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ngày 26-12-2011, công an đã bắt 2 “nhân vật” này về tội đánh cờ. Họ không chơi cờ giải trí, cũng chẳng chơi cờ ăn vài trăm ngàn đồng, chơi vậy chỉ… phí thời gian. Thế nên hai “đại gia” này đã cược mỗi ván cờ là 5 tỷ đồng. Công tử Bạc Liêu có sống thời nay cũng “chào thua” chứ chịu gì nổi!
Mới đây, trang http://hcm.24h.com.vn đưa tin về một “nữ hoàng cờ bạc”. Bà L. là người nổi tiếng có máu “đỏ đen” tại “đặc khu cờ bạc” TP Bavet (tỉnh Soài Riêng, Campuchia). Bà L. là vợ của một danh ca cải lương ở TPHCM, có nhan sắc, ăn nói nhã nhặn và nhiều tiền lắm của, bà L. luôn được “săn đón” tại các sòng bạc. Nhưng rồi bao nhiêu tài sản chồng làm ra bà L. đều nướng sạch vào sòng bạc khiến người chồng chịu hết nổi nên phải ly dị. Gần đây, người ta gặp bà L. đang lẩn khuất trong hơn 20 “cái bang” (ngồi canh xin tiền người thắng bạc) chầu chực ở sòng bạc Roya Le.
Cũng tại “đặc khu” Bavet, giới cờ bạc còn nhắc đến “con bạc triệu đô” tên Ng. (ở TPHCM). Sở dĩ Ng. có biệt danh này vì bà đã “nướng” vào các sòng bạc ở khu vực này hàng triệu USD. Vào thời hoàng kim (2003), bà Ng. từng tuyên bố một câu xanh rờn: “Khi nào nước sông Saigon cạn, Ng. này mới hết tiền đánh bạc”. Nói trước, bước không qua. Chỉ vài năm sau, lượng tiền khổng lồ của bà Ng. đều “gửi” cả vào “ngân quỹ sòng bạc”.
Anh H., tại Mộc Bài (Tây Ninh), là một “cựu con bạc” vì đã phải làm bạn với “bác thằng bần” vài năm qua. Cả gia trang bề thế tại Gò Dầu (Tây Ninh) của anh đã sang tay người khác.
Trên đường từ “thiên đường casino” trở về TPHCM, các con bạc thường phải đi ngang qua cầu Gò Dầu (Tây Ninh). Người dân trong vùng quen gọi cầu Gò Dầu là “cầu xóa nợ”. Gọi như vậy vì có nhiều người sau khi rời chiếu bạc đã gieo mình xuống sông để… “xóa nợ”. Ông Nguyễn Văn Mèo (45 tuổi, sống ở gần chân cầu), đã vớt xác hơn 10 con bạc nhảy cầu tự vẫn. Ông Mèo nói: “Họ đều là những người thua bạc. Khi thân nhân đến nhận xác, tôi mới biết nạn nhân từng là người giàu có”.
Vì không trả được nợ nên Ng. bị bắt giam tại Campuchia. Ông Q. (ở Bình Dương), cha của Ng., phải bán mảnh đất để sang chuộc Ng. về. Về chưa lâu, Ng. lại lén gia đình, tiếp tục qua Campuchia “nướng” thêm 3,3 tỷ đồng. Rồi Ng. lại bị bắt 2 tháng, ông Q. phải lặn lội qua Campuchia chuộc con lần nữa. Tổng cộng, Ng. đã “nướng” cho bài bạc số tiền 5,2 tỉ đồng chỉ trong một thời gian ngắn!
Còn nhiều “hoàn cảnh” khác cũng tương tự. Các con bạc đều có “mẫu số chung” là… trắng tay. Cha Mẹ mê cờ bạc thì con cái khổ, con mê cờ bạc thì cha mẹ khổ; chồng mê cờ bạc thì vợ con khổ, vợ mê cờ bạc thì chồng con khổ. Nói chung, càng máu mê càng khổ. Con bạc khổ đã đành, đáng tội là làm người khác phải khổ lây.
Phàm việc gì cũng có hệ lụy riêng. Người có tiền đánh bạc thì muốn “ăn không” của người khác, kẻ thua thì muốn gỡ. Càng chơi càng thua. Thua bạc rồi sẽ nối tiếp các hậu quả khác: Bạo lực, trộm cướp, mại dâm, hối lộ, tham nhũng,… Tệ nạn này nối tiếp tệ nạn khác, tệ nạn chồng chất tệ nạn!
Nếu bạn là người có “máu đỏ đen”, hãy vừa bóp trán vừa đọc những câu ca dao này:
Cha già, con dại, anh ơi!
Anh đi cờ bạc suốt đời suốt năm
Anh thiêu hàng chục hàng trăm
Em đi bán vải nhặt dăm ba đồng
Cha già, con dại chờ mong
Anh đi vui thú, chơi rong một mình
Uổng công cha mẹ sinh thành
Uổng công gánh chữ chung tình của em
Cờ bạc canh đỏ canh đen
Nào ai có dại đem tiền vứt đi!
Bạn có thấy lương tâm cắn rứt và thấy thương thân nhân của mình? Bạn đọc tiếp đi:
Cờ bạc là bác thằng bần
Áo quần bán hết, ngồi trần tô hô!
Bạn đã từng lâm vào hoàn cảnh “dở khóc dở cười” như vậy? Hoặc là:
Con mèo nằm bếp cháy đuôi
Ai thua cờ bạc đuổi ruồi không bay
Xùng xình áo lụa mới may
Hôm qua thấy bận, bữa nay mất rồi!
Tóm lại, cờ bạc có lợi ích gì không? Bạn có đủ can đảm để trả lời thẳng thắn và nghiêm túc? Chắc hẳn rất khó. Không trả lời được, nghĩa là bạn đã nhận ra mình sai trái. Sai thì phải sửa. Khổng Tử nói: “Có lỗi mà không sửa mới thành người có lỗi”. Còn Dục Tử so sánh: “Biết đúng mà không theo là dại, sai mà không sửa là mê”. “Mê” ở đây là mê muội, nguy hiểm hơn là “dại”!
Thánh Thomas Aquinas, Linh mục Tiến sĩ Giáo hội, nói: “Nhàn rỗi là cái búa kẻ thù bổ xuống đầu ta. Ai không cầu nguyện thì như người lính ra trận không có vũ khí”. Hãy cứu mình bằng cách cầu nguyện nhiều, cầu nguyện liên lỉ, cầu nguyện không ngừng với lòng chân thành. Có Chúa và Đức Mẹ, bạn sẽ có thể vượt qua chính mình. Đó là điều chắc chắn!
Ngày nào chúng ta cũng phạm tội, cho nên hằng ngày chúng ta phải cầu nguyện nhiều lần bằng lời kinh Chúa Giêsu dạy: “Xin tha tội chúng con, và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ” (Mt 6:12-13). Mùa Chay, việc ăn năn sám hối càng cần thiết hơn. Trở về với Chúa thì phải biết nhận lỗi mình và khẩn nguyện: “Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy. Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm” (Tv 51:3-5).
Ham mê cờ bạc là một dạng “thờ ngẫu tượng”, là ham mê vật chất. Vì “ham” quá hóa “mê”, vì “kho tàng ở đâu thì lòng ở đó” (Mt 6:21). Thờ ngẫu tượng tức là loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời mình. Thật nguy hiểm! Hãy nhớ kỹ câu này: “Thiên Chúa là Đấng không vị nể ai, nhưng cứ theo công việc mỗi người mà xét xử” (1 Pr 1:17). Chúa nói thật, không nói đùa. Thánh Phaolô quan ngại nên mới nói: “Nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa” (2 Cr 5:20). Phải giao hòa với Thiên Chúa để hoàn thiện chính mình theo lệnh Thiên Chúa: “Hãy hoàn thiện như Cha trên trời” (Mt 5:48).
Tết đến, Xuân về, đồng thời Mùa Chay cũng nối tiếp. Mùa Chay là lúc thuận tiện, và là mùa cứu độ. Đừng chần chừ, hãy sửa đổi ngay trước khi quá muộn, vì biết đâu có thể không kịp! Hãy tin vào Thiên Chúa và Đừng sợ!“Ngài là Đầu và là Cuối, là Đấng Hằng Sống, đã chết, nhưng đã sống lại và sống đến muôn thuở muôn đời, chính Ngài nắm giữ chìa khoá của Tử thần và Âm phủ” (x. Kh 1:17-18).

TRẦM THIÊN TH

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Ông Táo chầu Trời










Tết đến, người ta cũng nghĩ ngay tới Táo Quân. Người Việt không xa lạ với “sự kiện” Táo về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc xảy ra trong năm cũ. Có một loại văn vần như vè, thường là 4 chữ, quen gọi là “Sớ Táo Quân”.
 
Táo Quân [Trung ngữ: 灶 君 (Táo quân), Zào jūn], Táo Vương (灶 王) hay Ông Táo trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam và Trung quốc được xem là vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà. Táo (灶) nghĩa là bếp. Việt Nam và Trung quốc có những truyền thuyết về Táo Quân khác nhau.
Trung Hoa có những truyền thuyết về Táo Quân như sau:
– Theo Lã Thị Xuân Thu: Chúc Dung là thần quản lý lửa do Viêm Đế mang tới, khi chết người dân thờ làm thần lửa.
– Theo Ngũ Kinh Di Nghĩa: Táo Quân tên Tô Cát Lợi, vợ là Vương Thị.
– Theo Dũ Dương Tạp Trở: thần lửa trông như một cô gái đẹp, tên là Ổi hay Trương Đan, tên chữ là Tử Quách, những ngày không trăng thường lên trời tâu về việc người nào có lỗi.
– Theo Hoài Nam Tử: Viêm Đế (tức Thần Nông) mang lửa đến cho dân, khi chết được thờ làm Thần bếp.
Về giới tính, người dân Phúc Kiến (Giang Tây) cho rằng Táo là nữ thần, gọi là “Táo Quân Lão Mẫu” hoặc “Táo Quân Thái Thái”. Theo Thái Bình Ngũ Lãm trích từ Ngũ Kinh dĩ nghĩa, Trịnh Huyền cho Táo Thần là “lão phụ”, tức một bà già. Hứa Thận, nhà ngôn ngữ đời Đông Hán, cho rằng: “Táo Thần họ Tô, tên Cát Lợi, phu nhân của Táo Thần họ Vương tên Bác Giáp”, và hình tượng Táo Thần là người đàn ông. Nhưng người vùng Ninh Hóa và một số vùng khác thì vẫn tôn thờ nữ thần, có thể do họ chịu ảnh hưởng của Trịnh Huyền hoặc cho Táo Thần chuyên lo việc bếp núc, điều tra tội nhỏ, công việc của nữ giới.
Người Trung Quốc cho rằng, trước kia, mỗi tháng vua bếp lên trời một lần vào ngày tối trời (cuối tháng âm lịch) để báo cáo về từng người trong mỗi gia đình nhưng sau này, mỗi năm vua chỉ lên trời một lần vào ngày 23 tháng Chạp. Vào ngày đó, người Trung Quốc bày bàn thờ gần bếp, cúng vua bếp với thịt, cá, rượu nếp, bánh kẹo. Ngoài ra còn có nước và cỏ khô cho ngựa của vua bếp “ăn” để bay và chở vua lên trời.
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung quốc, nhưng được Việt hóa thành huyền tích “hai ông, một bà” – thần Đất, thần Nhà, thần Bếp. Tuy vậy, người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo, do kết quả của tính chất Tam vị Nhất thể (Trinity, Chúa Ba ngôi). Bếp là nguyên bản của nhà khi người nguyên thủy có lửa, và đều dựa trên nền móng là đất.
Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi được ghi chép, do đó có những sự khác nhau về chi tiết. Nội dung chính như sau:
Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá nên đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi, sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm, vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết, Trọng Cao đành phải đi ăn xin.
Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, hai người nhận ra nhau. Thị Nhi đưa Trọng Cao vào nhà, hai người hàn huyên tâm sự, rồi Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.
Lúc đó, Phạm Lang trở về. Sợ chồng bắt gặp Trọng Cao thì khó giải thích nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà rồi ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.
Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao nên cũng nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.
Linh hồn của ba vị được gặp Thượng đế. Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân (定 福 灶 君), nhưng mỗi người giữ một việc: Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp núc, danh hiệu là Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân; Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa, danh hiệu là Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần; Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa, danh hiệu là Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.
Người Việt quan niệm rằng ba vị Thần Táo định đoạt phúc đức cho gia đình, do việc làm đúng đạo lý của những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp, trên có bài vị viết bằng chữ Hán. Hằng năm, đúng ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Công lên chầu trời, có nơi gọi ngày này là “Tết Ông Công”, lễ cúng có cá chép – vì người Việt cho rằng ông Táo cưỡi cá chép lên trời.
Ngoài ra người Việt còn quan niệm rằng Táo Quân lên trời và thưa với Ngọc Hoàng Thượng Đế về những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian. Vì thế, người Việt làm lễ tiễn ông Táo rất thịnh soạn, với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, còn những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi. Tương truyền như thế.
Người Công giáo không có thói quen cúng Táo Quân nhưng cũng vẫn biết truyền thuyết này và cũng nhắc tới khi trò chuyện vào những ngày cuối năm.
Nói đến chuyện Ông Táo lên chầu trời, chúng ta cũng nhớ tới việc trình diện Thiên Chúa khi chúng ta từ giã trần gian để về Trời làm công dân Thiên quốc. Ông Táo chầu trời rồi lại về trần gian, còn chúng ta thì một đi không trở lại. Đặc biệt là chúng ta phải trình diện Chúa mà không cần báo cáo, vì mọi sự đều tỏ bày rõ ràng.
Là phàm nhân, ai cũng chết, đó là hậu quả của tội lỗi: “Phận con người là phải chết một lần, rồi sau đó chịu phán xét” (Dt 9:27). Nhưng chúng ta không bi quan, nếu chúng ta sống khiêm nhường: “Anh em hãy hạ mình xuống trước mặt Chúa và Người sẽ cất nhắc anh em lên” (Gc 4:10).
Thánh Gioan căn dặn: “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của tôi, tôi viết cho anh em những điều này, để anh em đừng phạm tội. Nhưng nếu ai phạm tội thì chúng ta có một Đấng Bảo Trợ trước mặt Chúa Cha: đó là Đức Giêsu Kitô, Đấng Công Chính” (1 Ga 2:1). Thật may mắn và hạnh phúc cho những tội nhân chúng ta!
Tuy nhiên, trách nhiệm và bổn phận của chúng ta là phải sinh lời tùy theo số “nén bạc” mà Thiên Chúa đã giao cho chúng ta quản lý (x. Lc 19:11-27; Mt 25: 14 -30). Cuối cùng, ai cũng phải tổng kết cuộc đời khi Thiên Chúa bảo chúng ta vĩnh biệt trần gian này.
Thật hạnh phúc nếu chúng ta được đứng bên những người lành và được Chúa chào mừng: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han” (Mt 25:34-36).
Nhưng thật khốn nạn nếu chúng ta phải đứng bên những kẻ dữ và bị Chúa nguyền rủa: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng” (Mt 25:41-43).
Chúng ta hoàn toàn câm họng, chẳng nói được gì mà tự biện hộ, vì tất cả được phát hình và phát thanh chính xác từng chi tiết của cuộc đời của mỗi chúng ta.
Ngày Hăm ba, tháng Chạp
Táo quân phải chầu Trời
Rồi sẽ đến lượt tôi
Về trình diện Thiên Chúa
Lạy Chúa, xin xót thương con là tội nhân!
TRẦM THIÊN THU
Hướng tới Tân Xuân Quý Tỵ – 2013
 
 
 
 

Cây nêu









Cây nêu là một nét văn hóa dân tộc, và là một trong các tục lệ cổ truyền của nhiều dân tộc tại Việt Nam vào dịp Tết Nguyên Đán. Dân gian có câu:
 
Cu kêu ba tiếng cu kêu,
Trông mau tới Tết dựng NÊU ăn chè.
Cây nêu là một thân cây dài khoảng 5-6 mét, được “trồng” (cắm, dựng) trước sân nhà mỗi dịp Tết Nguyên Đán, trên ngọn cây được treo một vòng tròn nhỏ và nhiều vật dụng có tính chất biểu tượng – tùy theo địa phương, phong tục và dân tộc.
Theo thời gian, theo địa phương, theo dân tộc và tập quán của cộng đồng, ý nghĩa của việc dựng cây nêu ngày Tết đã lan rộng hơn. Tuy nhiên, có lẽ vì người ta văn minh hơn, nên ngày nay cây nêu dần dần xa lạ với chúng ta. Từ tuổi trung niên trở lên có thể “quen” với cây nêu. Nhưng giới trẻ ngày nay hoàn toàn xa lạ vì không còn được nghe nói đến cây nêu, thậm chí chẳng hiểu cây nêu là gì, mà nếu có ai nhắc tới cây nêu thì bị cho là “nói nhịu” hoặc viết sai chính tả. Cây nêu chỉ còn thấy lác đác ở một số vùng quê, trong cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng thượng du Bắc bộ hoặc Tây nguyên.
Theo “Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam” của Nguyễn Đổng Chi, sự tích cây nêu được tóm tắt như sau:
Ngày xưa, quỷ chiếm toàn bộ đất nước, còn người chỉ làm thuê, và nộp phần lớn lúa thu hoạch cho quỷ. Quỷ ngày càng bóc lột người quá tay, và cuối cùng quỷ tự cho mình hưởng quyền “ăn ngọn, cho gốc”. Người chỉ được hưởng rạ, tuyệt đường sinh nhai nên cầu cứu Đức Phật giúp đỡ. Phật bảo người đừng trồng lúa mà trồng khoai lang. Mùa thu hoạch ấy, người được hưởng không biết bao nhiêu củ khoai, còn quỷ chỉ hưởng lá và dây khoai, đúng theo phương thức “ăn ngọn, cho gốc”.
Sang mùa khác, quỷ lại chuyển qua phương thức “ăn gốc, cho ngọn”. Phật bảo người lại chuyển sang trồng lúa. Kết quả quỷ lại hỏng ăn. Quỷ tức lộn ruột nên mùa sau chúng nó tuyên bố “ăn cả gốc lẫn ngọn”. Phật trao cho người giống cây ngô (bắp) để gieo khắp nơi. Quỷ lại không được gì, còn người thì thu hoạch cơ man là trái ngô. Cuối cùng quỷ nhất định bắt người phải trả lại tất cả ruộng đất không cho làm rẽ nữa.
Phật bàn với người điều đình với quỷ, xin miếng đất bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn cây tre. Quỷ thấy không thiệt hại gì nên đồng ý. Khi đó Phật dùng phép thuật để bóng chiếc áo cà sa đó che phủ toàn bộ đất đai khiến quỷ mất đất phải chạy ra biển Đông.
Do mất đất sống nên quỷ huy động quân vào cướp lại. Trận đánh này bên quỷ bị thua sau khi bị bên người tấn công bằng máu chó, lá dứa, tỏi, vôi bột,... và quỷ lại bị Phật đày ra biển Đông. Trước khi đi, quỷ xin Phật thương tình cho phép một năm được vài ba ngày vào đất liền viếng thăm phần mộ của tổ tiên cha ông. Phật thương hại nên hứa cho.
Do đó, hằng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên Đán là những ngày quỷ vào thăm đất liền, người ta theo tục cũ trồng cây nêu để quỷ không bén mảng đến chỗ người cư ngụ. Trên nêu có treo khánh đất, có tiếng động phát ra khi gió rung để nhắc nhở bọn quỷ nghe mà tránh. Trên ngọn cây nêu còn buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để cho quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía Đông và rắc vôi bột xuống đất trước cửa ra vào trong những ngày Tết để ngăn cấm quỷ.
Truyền thuyết và cổ tích dân gian Việt Nam đã lý giải tại sao ngày Tết phải cắm nêu, phải treo cành trúc trước nhà. Cách lý giải đó không đi ngoài thuyết Phật giáo và Lão giáo. Cây nêu trở thành biểu tượng của sự đấu tranh giữa cái Thiện và cái Ác, giữa Thiên thần và Quỷ dữ, nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên cho con người. Ngày tiễn Thần linh về trời, con người cần có những “bảo bối” của Thần linh để đề phòng, cảnh giác mà chống lại sự xâm nhập của ác quỷ lúc con người vui Xuân, ăn tết.
Thường là 23 tháng Chạp, người ta dựng cây nêu – gọi là thượng nêu. Người ta dựng nêu với quan niệm rằng từ ngày này cho tới đêm giao thừa (đêm trừ tịch), vắng mặt ông Táo (ông Công), ma quỷ sẽ nhân cơ hội này mà lẻn về quấy nhiễu dân chúng, thế nên người ta phải dựng nêu làm “bùa hộ mệnh” để an tâm ăn Tết. Ngày 7 hoặc 8 tháng Giêng âm lịch là ngày làm lễ dỡ cây nêu xuống – gọi là hạ nêu.
Người Mường trồng cây nêu vào ngày 28 tháng Chạp âm lịch. Cây nêu của người H’mông vùng Tây Bắc được dựng trong lễ hội Gầu Tào (cầu Phúc hoặc cầu Mệnh), tổ chức từ ngày 3 đến 5 tháng Giêng âm lịch.
Theo thời gian, cùng với sự phong phú của các “đồ lễ” được treo, cây nêu được coi là “cây vũ trụ” nối liền Đất với Trời, do tín ngưỡng thờ Thần Mặt Trời của các dân tộc cổ xưa – hàm chứa ý thức về lãnh thổ của người Việt. Dựng nêu ngày Tết bao gồm dụng ý thờ kính Thần linh và vong hồn tổ tiên, trừ tà ma và trừ những điều xấu của năm cũ.
Cây nêu của người Kinh mang triết lý âm dương thông qua những con số Lạc thư (1) và các quẻ Kinh dịch (2) được thể hiện qua các biểu tượng treo trên ngọn cây (tùy từng địa phương) – có thể là cái túi nhỏ đựng trầu cau, ống sáo, và những miếng kim loại. Khi có gió thổi, chúng chạm vào nhau và phát ra tiếng leng keng như tiếng phong linh, nghe vui tai. Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng với những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng “nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu”.
Buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch, người ta còn đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không maỵ.
Với các Kitô hữu, nhất là người Công giáo, cây nêu chỉ là thứ xa lạ, có biết cũng chỉ qua sách báo – vì chúng ta không dị đoan. Tuy nhiên, Kitô giáo có một loại “cây nêu” đặc biệt: Thánh Giá. Loại “cây nêu” này không riêng gì ngày Tết mà là suốt tháng, quanh năm, lúc nào cũng được dựng “nêu cao” để triệt tiêu ma quỷ. Người ta cũng đeo Thánh Giá trước ngực, và hằng ngày ai cũng làm Dấu Thánh Giá nhiều lần – nhất là khi vừa thức dậy buổi sáng và chuẩn bị đi ngủ ban đêm, thậm chí là khi uống và ăn.
Sách Dân Số (21:4-9) kể: Từ núi Ho, dân Ít-ra-en lên đường theo đường Biển Sậy, vòng qua lãnh thổ Êđôm; trong cuộc hành trình qua sa mạc, dân Ít-ra-en mất kiên nhẫn. Họ kêu trách Thiên Chúa và ông Môsê: “Tại sao lại đưa chúng tôi ra khỏi đất Ai-cập, để chúng tôi chết trong sa mạc, một nơi chẳng có bánh ăn, chẳng có nước uống? Chúng tôi đã chán ngấy thứ đồ ăn vô vị này”. Bấy giờ Đức Chúa cho rắn độc đến hại dân. Chúng cắn họ, khiến nhiều người Ít-ra-en phải chết. Dân đến nói với ông Môsê: “Chúng tôi đã phạm tội, vì đã kêu trách Đức Chúa và kêu trách ông. Xin ông khẩn cầu Đức Chúa để Người xua đuổi rắn xa chúng tôi”. Ông Môsê khẩn cầu cho dân. Đức Chúa liền nói với ông: “Ngươi hãy làm một con rắn và treo lên một cây cột. Tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống”. Ông Môsê bèn làm một con rắn bằng đồng và treo lên một cây cột, hễ ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng thì được sống”.
Sách Khôn Ngoan cũng nói rõ: “Ngay cả khi dân Chúa bị thú dữ hung hăng xông vào, và rắn trườn ra cắn chết, thì cơn thịnh nộ của Ngài cũng không kéo dài vô tận. Họ phải chịu hành hạ ít lâu như là chịu một lời cảnh cáo; rồi họ được một dấu hiệu cứu thoát nhắc họ nhớ đến luật Ngài truyền. Vì bất cứ ai ngước trông lên đều được cứu, không phải do vật họ nhìn, nhưng là do chính Ngài, Đấng cứu độ muôn người hết thảy” (Kn 16:5-7).
Đặc biệt là Đức Giêsu đã minh định: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14:6). Và Ngài hứa chắc chắn: “Khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi” (Ga 12:32). Chính Thánh Giá là “Cây Nêu Thánh” có sức mạnh ngăn chặn ma quỷ, tẩy trừ điều xấu, và che chở những người thành tâm tín thác vào Đức Kitô.
Lạy Ngôi Hai cứu độ, xin thương xót chúng con là những tội nhân, và xin thêm đức tin cho chúng con. Amen.
TRẦM THIÊN THU
Mừng Xuân Quý Tỵ – Chuẩn bị Mùa Chay 2013