Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Thư Mục Vụ HĐGMVN

THƯ MỤC VỤ GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA: TÂN PHÚC-ÂM-HÓA ĐỜI SỐNG CÁC GIÁO XỨ VÀ CÁC CỘNG ĐOÀN SỐNG ĐỜI THÁNH HIẾN



Anh chị em thân mến,
Chúng tôi, các Giám mục từ 26 giáo phận Việt Nam, quy tụ tại Tòa Giám mục giáo phận Nha Trang tham dự Hội nghị thường niên kỳ II/2014 của Hội đồng Giám mục Việt Nam, cảm ơn anh chị em đã cầu nguyện nhiều để Hội nghị diễn ra tốt đẹp và bình an. Nay Hội nghị đã kết thúc, qua Thư Mục vụ này, chúng tôi muốn chia sẻ với anh chị em về chương trình mục vụ của Giáo hội Việt Nam trong năm 2015 sắp tới.
1. Trong năm vừa qua, chúng ta đã cùng nhau thực hiện chương trình “Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình”. Qua các báo cáo mục vụ nhận được từ các giáo phận, chúng tôi vui mừng khi thấy đã có rất nhiều nỗ lực và sáng kiến của các giáo phận, giáo xứ, cũng như đoàn thể tông đồ, để đồng hành với các gia đình trong việc xây dựng gia đình Công giáo thành ngôi nhà cầu nguyện, ngôi nhà của tình yêu thương, ngôi nhà mở ra cho tình liên đới và chia sẻ.
Xin anh chị em hãy tiếp tục hướng đi tốt đẹp này, nhất là trong khung cảnh Giáo hội toàn cầu đang hết sức quan tâm đến ơn gọi và sứ vụ gia đình, được cụ thể hóa qua Thượng Hội đồng Giám mục thế giới bàn về “Những thách đố mục vụ cho gia đình trong bối cảnh Tân Phúc-Âm-hóa”. Đồng thời, trong năm 2015 sắp tới, kỷ niệm 50 năm Sắc lệnh Truyền Giáo (Ad Gentes), chúng tôi mời anh chị em hướng đến một gia đình rộng lớn hơn, là giáo xứ. Thật vậy, giáo xứ là gia đình của những người con cái Thiên Chúa, trong đó tất cả là anh chị em với nhau. Gia đình giáo xứ cần được Phúc-Âm-hóa, nghĩa là thấm đẫm tinh thần Phúc Âm và làm chiếu tỏa ánh sáng Phúc Âm ra chung quanh, đến với muôn dân.
Để thực hiện công việc này, chúng ta cùng chiêm ngắm cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên như được mô tả trong sách Công vụ: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng” (Cv 2,42).
2.  Theo mô hình lý tưởng này, trước hết, giáo xứ phải là cộng đoàn “siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng”, nghĩa là tham dự Thánh Lễ và cử hành phụng vụ. Tại Việt Nam, cho đến nay, phần đông các tín hữu vẫn trung thành với việc tham dự Thánh Lễ Chúa nhật và các cử hành phụng vụ. Ước gì chúng ta ngày càng tham dự những cử hành này cách ý thức và sống động hơn, không những để chu toàn lề luật mà còn để gặp gỡ Chúa và để Chúa biến đổi đời sống chúng ta. Như thế, Phụng vụ sẽ trở thành nguồn lực thánh hóa bản thân, đồng thời đem tinh thần Phúc Âm vào môi trường sống trong Giáo hội cũng như ngoài xã hội.
3.  Kế đến, giáo xứ phải là cộng đoàn “chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy”. Các Tông đồ giảng dạy Lời Chúa cho cộng đoàn và hướng dẫn họ đem Lời Chúa vào thực tế đời sống. Ngày nay các linh mục trong các giáo xứ, những cộng sự viên của hàng giám mục, đang tiếp nối công việc của các Tông đồ. Chúng tôi tha thiết xin anh em linh mục cố gắng chu toàn thừa tác vụ cao quý này cách tốt nhất, bằng việc lắng nghe tiếng Chúa qua cầu nguyện, chuẩn bị bài giảng kỹ lưỡng, nội tâm hóa Lời Chúa, đồng thời biết lắng nghe tâm tư nỗi niềm của người dân trong đời sống thường ngày của họ. Nhờ đó lời giảng của chúng ta sẽ là lời phát xuất từ trái tim và có hy vọng chạm đến trái tim người nghe (x. Niềm Vui Tin Mừng, số 142-154).
Liên quan đến lãnh vực này, chúng ta cũng cần quan tâm đến việc dạy giáo lý cho mọi tín hữu, cách riêng cho thiếu nhi và giới trẻ. Hơn bao giờ hết, người tín hữu ngày nay cần có căn bản về giáo lý, để vững vàng và sâu sắc trong đức tin, hơn thế nữa, còn để làm chứng cho đức tin và niềm hy vọng Kitô giáo. Chúng tôi vui mừng khi thấy nhiều giáo lý viên giáo dân coi trọng việc giáo dục đức tin và tích cực tham gia dạy giáo lý với tinh thần trách nhiệm cao. Ước mong anh chị em cộng tác tích cực hơn nữa với các linh mục, đồng thời các linh mục nên tạo điều kiện học hỏi thêm cho giáo lý viên, để tất cả chúng ta thi hành sứ vụ cách mới mẻ, bằng nhiệt tình mới, năng lực mới và phương pháp mới.
4.  Ngoài ra, giáo xứ còn là cộng đoàn “luôn luôn hiệp thông với nhau”, giữa linh mục và giáo dân cũng như giữa giáo dân với nhau. Sự hiệp thông trong cộng đoàn được thể hiện qua sự tôn trọng, cộng tác và chia sẻ. Thật vậy, trên nền tảng bí tích Rửa Tội, mọi tín hữu đều bình đẳng với nhau về phẩm giá, cho nên phải tôn trọng lẫn nhau, tránh mọi hình thức phân biệt đối xử. Đồng thời phải cộng tác và chia sẻ với nhau để cùng xây dựng ngôi nhà chung là giáo xứ và thi hành sứ mạng chung là loan báo Tin Mừng cho muôn dân. Các thành viên Hội đồng Giáo xứ là những cộng sự viên gần gũi của các linh mục trong việc điều hành giáo xứ, vì thế các vị cần hiểu biết về trách nhiệm và quyền hạn của mình, và cộng tác với các linh mục trong tinh thần phục vụ để mang lại kết quả tốt đẹp nhất cho giáo xứ.
Tình hiệp thông đó còn được mở rộng ra bên ngoài qua việc cộng tác với mọi người thiện chí để thực hiện những việc đem lại phúc lợi chung, như thăm viếng nhau trong cộng đồng, cùng xây một cây cầu, cùng đào một giếng nước, dựng một mái nhà tình thương. Những việc tưởng chừng nhỏ bé này chính là những hạt giống âm thầm của Tin Mừng vĩ đại (x. Mc 4,30).
Trong hoàn cảnh hiện nay, chúng ta cần quan tâm đặc biệt đến anh chị em di dân. T hai thập niên qua, rất đông anh chị em, cách riêng các bạn trẻ Công giáo phải rời xa gia đình và làng quê để đi học và đi làm tại các thành phố lớn. Thực tế này không những tác động trên đời sống kinh tế và xã hội, nhưng cả trên đời sống và sinh hoạt đức tin. Nhiều giáo xứ tại nông thôn không còn đủ nhân lực cho những sinh hoạt của cộng đoàn. Ngược lại, nhiều giáo xứ nơi thành thị lại quá tải trong công tác mục vụ. Nhiều anh chị em di dân cảm thấy lạc lõng ngay trong đời sống đức tin. Vì thế xin anh chị em, cách riêng các linh mục, mở rộng vòng tay đón tiếp anh chị em di dân, tạo điều kiện cho họ tham gia vào các sinh hoạt của giáo xứ, để họ cảm nhận được mình là thành viên của gia đình giáo xứ. Như thế không những đời sống đức tin của họ được nâng đỡ, mà họ còn trở nên những nhân tố tích cực trong việc Phúc-Âm-hóa.
5.  Anh chị em thân mến, sau khi mô tả đời sống của cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên, sách Công vụ viết tiếp: “Họ ca tụng Thiên Chúa và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ” (Cv 2,47). Chính đời sống chung của cộng đoàn đã làm bừng sáng vẻ đẹp của Phúc Âm và thu hút nhiều người đến với Hội Thánh. Cũng vậy, chúng tôi tin rằng nếu các giáo xứ thật sự trở thành những cộng đoàn thờ phượng Chúa, hiệp nhất và yêu thương nhau, thì vẻ đẹp và niềm vui Phúc Âm sẽ được lan tỏa rộng rãi và thu hút nhiều người đến với Chúa. Giờ đây, chúng tôi muốn ngỏ lời riêng với anh em linh mục và anh chị em sống đời thánh hiến.
6. Anh em linh mục rất thân mến,
Chúng tôi xác tín rằng việc Phúc-Âm-hóa giáo xứ phải được bắt đầu từ chính hàng linh mục. Chúng tôi cảm ơn anh em đã tận tụy và trung kiên với công việc phục vụ cộng đoàn được trao phó cho anh em. Tuy nhiên chúng ta không được quyền tự mãn với những gì đã làm, nhưng phải không ngừng canh tân đời sống bản thân cũng như cung cách thi hành tác vụ linh mục. Vì thế, xin anh em nghe lại lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha Phanxicô, và hãy xem đó như kim chỉ nam cho tác vụ linh mục tại giáo xứ: Cùng với hàng giám mục, các linh mục “phải luôn luôn nuôi dưỡng sự hiệp thông truyền giáo trong giáo xứ của mình, theo lý tưởng của cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi. Để thực hiện điều này, có khi ngài sẽ đứng trước dân, chỉ đường cho họ và giữ cho niềm hy vọng của họ luôn sống động. Khi khác, ngài chỉ cần ở giữa họ bằng một sự hiện diện khiêm tốn và nhân từ. Khi khác nữa, ngài sẽ phải đi theo họ, giúp đỡ những ai bị bỏ lại ở đằng sau, và trên hết, để cho đoàn chiên tự mình mở ra những lối đi mới” (Niềm Vui Tin Mừng, số 31).
7.  Với anh chị em sống đời thánh hiến, xin chia sẻ niềm vui với anh chị em vì Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định chọn năm 2015 là Năm của Đời sống thánh hiến. Chúng tôi tin rằng đây sẽ là cơ hội thuận lợi để anh chị em đào sâu căn tính của mình, để sống “trải nghiệm không ngừng được đổi mới về sự nếm cảm tình bạn và sứ điệp của Đức Kitô” (Niềm Vui Tin Mừng, số 264). Chính trải nghiệm này thúc giục chúng ta ngày càng yêu mến Đức Kitô nhiều hơn và chia sẻ tình yêu ấy cho người khác, nghĩa là dấn thân cho sứ vụ Phúc-Âm-hóa cách mạnh mẽ hơn, trong sự hợp tác chặt chẽ với Giáo hội địa phương. Chúng tôi tạ ơn Chúa vì sự phong phú ơn gọi tu sĩ trong Giáo hội Việt Nam, và hy vọng sự phong phú đó sẽ mang lại dồi dào hoa trái cho cánh đồng truyền giáo còn mênh mông trên quê hương chúng ta.
8.  Kết thúc Thư Mục vụ này, chúng ta hãy hướng nhìn lên Đức Mẹ La Vang, Người Mẹ gần gũi và nhân hậu của Giáo hội Việt Nam. Xin Mẹ giúp các giáo xứ và cộng đoàn chúng con nên chứng nhân cho tình hiệp thông và phục vụ, cho đức tin nồng cháy và quảng đại, cho công lý và hòa bình, để niềm vui Tin Mừng chạm đến cõi lòng của muôn người. Amen.
Làm tại Nha Trang, Lễ Các Thánh Nam Nữ, ngày 1 tháng 11 năm 2014
+ Cosma Hoàng Văn Đạt
Giám mục Bắc Ninh
Tổng thư ký HĐGMVN
 
+ Phaolô Bùi Văn Đọc
Tổng giám mục Tổng giáo phận Tp. HCM
Chủ tịch HĐGMVN
 
 
Hội đồng Giám mục Việt Nam
Tác giả:  HĐGMVN

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

LỊCH PHỤNG VỤ GIÁO PHẬN MỸ THO THÁNG 12.2014

LỊCH PHỤNG VỤ GIÁO PHẬN MỸ THO
THÁNG 12.2014
lich thang 12 (02).jpg
 
Giáo hội bước vào Năm phụng vụ mới với Mùa vọng. Đây là mùa để canh tân đời sống, chuẩn bị tâm hồn đón mừng Đại lễ Con Chúa Giáng Sinh, để Giáng sinh trở nên niềm hy vọng cho nhân loại, vì Đấng Cứu Độ mang bình an và hy vọng cho tất cả mọi người. Hiệp thông với Giáo phận, chúng ta cùng cầu nguyện cho quý cha, các Giáo xứ, và những người có thánh bổn mạng và mừng lễ trong tháng này.
Ngày 01: Thứ Hai tuần 1 Mùa vọng.
Ngày 02: Thứ Ba tuần 1 Mùa vọng.
Ngày 03: Thứ Tư. Thánh Phanxicô Saviê linh mục. Bổn mạng các xứ truyền giáo. Lễ kính.
-      Bổn mạng quý Cha: FX. Trương Quý Vinh, FX. Tô Hoàng Lâm, FX. Nguyễn Thanh Tuấn, FX. Nguyễn Văn Thượng.
Ngày 04: Thứ Năm đầu tháng. Thánh Gioan Đamas, linh mục, tiến sĩ Hội thánh.
Ngày 05: Thứ Sáu đầu tháng.
Ngày 06: Thứ Bảy đầu tháng. Thánh Nicôla, giám mục.
-      Bổn mạng Cha Nicôla Nguyễn Tấn Hoàng.
 
Ngày 07: CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG. Thánh vịnh tuần II.
-      Kỷ niệm Thụ phong linh mục Cha GB. Tấn Sang (2004)
Ngày 08: Thứ Hai. Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Lễ trọng. Lễ cầu cho giáo dân (Lễ họ).
-      Bổn mạng thứ nhất của Nhà thờ Chánh Tòa Mỹ Tho.
Ngày 09: Thứ Ba tuần II Mùa vọng. Thánh Gioan Điđacô.
-      Kỷ niệm cung hiến Nhà thờ Tín Đức.
Ngày 10: Thứ Tư tuần II Mùa vọng.
Ngày 11: Thứ Năm tuần II Mùa vọng. Thánh Đamasô I, giáo hoàng.
Ngày 12:Thứ Sáu tuần II Mùa vọng. Đức Mẹ Guađalupê.
-         Kỷ niệm Thụ phong linh m ục Cha Henri Nguyễn Văn Ký (1982)
Ngày 13: Thứ Bảy tuần II Mùa vọng. Thánh Lucia, trinh nữ. Lễ nhớ.
-      Kỷ niệm Thụ phong linh mụ c Đức Giáo hoàng Phanxicô (1969)
 
Ngày 14: CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG. Thánh vịnh tuần III .
-         Giỗ Cha Giuse Nguyễn Văn Chúc (+1999)
Ngày 15: Thứ Hai tuần III Mùa vọng.
Ngày 16: Thứ Ba tuần III Mùa vọng.
-         Kỷ niệm Thụ phong linh mục Cha Antôn Nguyễn Văn Trọng (1973)
Ngày 17: Thứ Tư tuần III Mùa vọng.
-      Kỷ niệm Thụ phong linh mục Cha Phaolô Nguyễn Văn Xuyên (2013)
-      Kỷ niệm cung hiến Nhà thờ Rạch Thiên
Ngày 18:Thứ Năm tuần III Mùa vọng.
Ngày 19: Thứ Sáu tuần III Mùa vọng.
Ngày 20: Thứ Bảy tuần III Mùa vọng.
-      Kỷ niệm cung hiến Nhà thờ Tân An
 
Ngày 21: CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG. Thánh vịnh tuần IV .
-      Kỷ niệm Thụ phong linh mục Cha Antôn Vũ Sĩ Hoằng (1967)
-      Kỷ niệm cung hiến Nhà thờ Mỹ Điền
Ngày 22: Thứ Hai tuần IV Mùa vọng.
-      Kỷ niệm Thụ phong linh mục quý Cha: Giuse Nguyễn Hoàng Hân, Philipphê Trần Bá Lộc, Phêrô Nguyễn Phước Tường (1974)
Ngày 23: Thứ Ba. Thánh Gioan Kêty, linh mục.
-      Kỷ niệm Thụ phong linh mục quý Cha: Phêrô Nguyễn Văn Thành, Marcel Trần Văn Tốt, GB. Đặng Văn Hứa (1979)
Ngày 24: Thứ Tư tuần IV Mùa vọng.
Chiều : LỄ VỌNG GIÁNG SINH.
Ngày 25: Thứ Năm. CHÚA GIÁNG SINH. Lễ trọng với tuần bát nhật. Lễ buộc. Lễ cầu cho giáo dân (Lễ họ) . Không được cử hành thánh lễ an táng.
-      Bổn mạng Cha Emmanuel Huỳnh Thanh Tuấn
Ngày 26: Thứ Sáu . NGÀY II TRONG TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH. THÁNH STÊPHANÔ, TỬ ĐẠO TIÊN KHỞI. Lễ kính.
-      Bổn mạng Cha Stêphanô Ngô Văn Tú
Ngày 27: Thứ Bảy. NGÀY III TRONG TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH. THÁNH GIOAN TÔNG ĐỒ, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG. Lễ kính.
-      Bổn mạng quý Cha: Gioan Phạm Văn Chúc, Gioan Nguyễn Huy Muôn, Gioan Trần Phước Cương
 
Ngày 28: CHÚA NHẬT TRONG TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH. THÁNH GIA: CHÚA GIÊSU, ĐỨC MARIA VÀ THÁNH GIUSE. Lễ kính.
Ngày 29: Thứ Hai. NGÀY V TRONG TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH. Thánh Tôma Becket, giám mục, tử đạo. Thánh vịnh tuần I.
Ngày 30: Thứ Ba. NGÀY VI TRONG TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH.
Ngày 31: Thứ Tư. NGÀY VII TRONG TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH. Thánh Silvester I, giáo hoàng.
-         Bổn mạng Cha Sylvestê Nguyễn Văn Phương
Têrêsa Mai An       http://giaophanmytho.net

Thư Giãn một chút để học tập

Spectacular Salsa - Paddy & Nico - Electric Ballroom | Britain's Got Talent 2014

" . . .  Cuộc đời phấn đấu tối đa để phục vụ.   Tôi làm được, mọi người cũng làm được . . ."             ( bà cụ phát biểu )
Gởi các vị xem để làm được như cụ :


Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Lịch sử Tượng Chúa Kitô Vua Vũng Tàu Việt Nam

 Lịch sử Tượng Chúa Kitô Vua Vũng Tàu Việt Nam

Tượng Chúa Kitô Vua (hoặc Tượng Đức Chúa dang tay, Tượng Chúa Kitô trên đỉnh Núi Tao Phùng) là một bức tượng Chúa Giêsu được đặt trên đỉnh Núi Nhỏ của thành phố Vũng Tàu (được xây từ năm 1974). Tượng đã được xác lập là "Tượng Chúa Giêsu lớn nhất khu vực châu Á" vào năm 2012, đây cũng là tượng Chúa Giêsu cao nhất thế giới (và sẽ đứng thứ nhì thế giới, nếu tượng Chúa Kitô vua ở Pêru được khánh thành.)

Phần I


Phần II


Một nơi hành hương lý tưởng cho chính tôi và chính bạn.

Tượng Chúa Kitô Vua (hoặc Tượng Đức Chúa dang tay, Tượng Chúa Kitô trên đỉnh Núi Tao Phùng) là một bức tượng Chúa Giêsu được đặt trên đỉnh Núi Nhỏ của thành phố Vũng Tàu (được xây từ năm 1974). Tượng đã được xác lập là "Tượng Chúa Giêsu lớn nhất khu vực châu Á" vào năm 2012, đây cũng là tượng Chúa Giêsu cao nhất thế giới (và sẽ đứng thứ nhì thế giới, nếu tượng Chúa Kitô vua ở Pêru được khánh thành.)

Nằm chót vót trên đỉnh núi Nhỏ, tượng đài Chúa Kitô Vua Tao Phùng như một ngọn tháp canh thu vào tầm mắt du khách toàn bộ cảnh quan của thành phố Vũng Tàu.

Năm 1972, cha Phaolô Nguyễn Minh Tri cùng với bà con giáo dân Vũng Tàu khởi công xây dựng một tượng đài Chúa Kitô, theo dự kiến cao khoảng 10m, đặt trên bệ cao 5m ngay tại mũi Nghinh Phong dưới chân núi Nhỏ. Công việc xây dựng đang tiến hành thì bị gián đoạn vào năm 1973, đại tá thị trưởng Vũng Tàu ra lệnh ngưng mọi công tác xây dựng do khiếu nại của Giáo Hội Phật Giáo cho rằng địa điểm này được dành cho GHPG . Để giữ hòa khí giữa hai tôn giáo , các cuộc họp được tổ chức và kết quả bản thỏa hiệp được ký kết và ngày 16 -02- 1974 Giáo Hội Công Giáo sẽ xây dựng các công trình tôn giáo trên ngọn núi Tao Phùng với diện tích là 10 mẫu và để lại mũi Nghinh Phong ( Ô Quắn ) cho Giáo Hội Phật Giáo toàn quyền sử dụng.

Năm 1974, tượng đài Chúa Kitô được xây dựng lại trên đỉnh núi Tao Phùng thuộc dãy núi Nhỏ với diện tích rộng lớn 10 hécta. Do thay đổi vị trí nên tượng đài Chúa Kitô Vua Tao Phùng được thiết kế lại để phù hợp với độ cao mới và sự khắc nghiệt của khí hậu gió mùa nhiệt đới. Việc thay đổi này đem lại sự khó khăn về tài chính cũng như những điều kiện khác trong việc xây dựng. Tuy nhiên, công việc vẫn được tiến hành dưới sự chỉ đạo của cha Phaolô Nguyễn Minh Tri và sự giúp đỡ về tài chính của ông bà Lê Quang Tuyến. Công việc điều hành thi công do họa sĩ kiêm điêu khắc gia Văn Nhân và kỹ sư Nguyễn Quảng Đức cùng với 50 công nhân lành nghề thực hiện.Công việc đươc bắt đầu , dự định sẽ đào móng sâu 6m , nhưng mới được 3m thì đụng nền xi măng cứng ngắt .

Anh em quyết tâm đập thủng khối xi măng cốt thép chặn ngay đường tiến xuống , chưa biết dày mỏng bao nhiêu của một khoảng trống phía dưới .Vạch một vòng tròn to anh em quyết tâm chọc thủng để thăm dò phía sâu hơn , chọc thủng được chướng ngại vật , một người ngồi gọn trong cái thúng để anh em buộc dây thả xuống khoảng trống tối om phía dưới . Thật bất ngờ và lạ lung : Đây là một hệ thống địa đạo được che chắn bằng xi măng cốt thép , chổ bị chọc thủng đây chính là lối đi ở giữa của hai dãy phòng , mỗi bên gồm 7 phòng , mỗi phòng dài 7 thước rộng 4 thước . Không còn nghi ngờ gì nữa , đây là hệ thống phòng thủ do người Pháp hoặc người Nhật xây dựng trước đây . Rải rác trên sườn núi, người ta thấy các cửa hầm dẫn vào khu chỉ huy trung tâm nằm dưới đỉnh Tao Phùng , tất cả bị cỏ cây che phủ .

 

10 sự kiện về mùa vọng

10 sự kiện về mùa vọng

Thứ hai - 24/11/2014 00:07

10 sự kiện về
mùa vọng
Vậy mùa Vọng là gì và tại sao lại quan trọng? Mùa vọng là thời gian chuẩn bị tâm hồn đón Chúa Giêsu đến. Mùa Vọng có chủ đề hầu như là sám hối (quasi-penitential theme), và điều này có thể là “thuốc giải độc” mạnh đối với việc bảo vệ quyền lợi của đất nước và thời gian của chúng ta.


Khắp nơi trên thế giới bắt đầu vang lên các bài hát Giáng sinh và mọi người sẵn sáng nói về mùa Giáng sinh – nhưng chưa phải lễ Giáng sinh. Mùa Vọng là mùa chuẩn bị cho lễ Giáng sinh.


Vậy mùa Vọng là gì và tại sao lại quan trọng? Mùa vọng là thời gian chuẩn bị tâm hồn đón Chúa Giêsu đến. Mùa Vọng có chủ đề hầu như là sám hối (quasi-penitential theme), và điều này có thể là “thuốc giải độc” mạnh đối với việc bảo vệ quyền lợi của đất nước và thời gian của chúng ta.
 
Đây là 10 sự kiện quan trọng về mùa Vọng:
 
1. Việc "chuẩn bị lễ Giáng sinh" được tìm thấy trong sách ghi chép về công hội Saragossa (Synod of Saragossa), ở Tây ban nha năm 380 (sau CN). Công hội này tuyên bố các Kitô hữu đã rửa tội nên có mặt ở nhà thờ từ 17/12 đến 25/12, 8 ngày trước lễ Giáng sinh – không là mùa Vọng trọn vẹn nhưng là một sự khởi đầu.
 
2. Thánh Caesarius thành Arles (502-542) được coi là người có những bài giảng đầu tiên về mùa Vọng.
 
3. Công hội Macon ở Gaul (ngày nay là Pháp) năm 581 (sau CN) là nhân chứng hùng hồn về những gì chúng ta có thể gọi là mùa Vọng. Công hội này nói rằng các quy tắc phụng vụ đối với mùa Chay được duy trì từ 11/11 tới 24/12 (khoảng 40 ngày). Việc nối kết giữa mùa Vọng và mùa Chay phản ánh lý do tại sao màu tím sám hối lại phổ biến đối với cả mùa Vọng và mùa Chay.
 
4. Chúng ta cũng có bài giảng của Thánh Giáo Hoàng Gregoriô Cả (590-604) về Chúa nhật thứ II mùa Vọng.
 
5. Thế kỷ thứ VII, mùa Vọng được cử hành ở Tây ban nha với 5 Chúa nhật! Sách bí tích Gelasia (Gelasian Sacramentary) cũng đưa ra phụng vụ đúng đối với “năm Chúa nhật mùa Vọng”.
 
6. Các Giáo hội Đông phương bắt đầu cử hành mùa Vọng từ thế kỷ thứ VIII như thời gian ăn chay nghiêm nhặt và kiêng khem – việc thực hành vẫn phổ biến trong Chính thống giáo Đông phương (Eastern Orthodoxy). Việc thực hành này cũgn phản ánh tính tương tự với mùa Chay. Một cách ngẫu nhiên, màu đỏ là màu phụng vụ phổ biến nhất đối với mùa Vọng trong các Giáo hội Đông phương.
 
7. Thánh Giáo Hoàng Gregoriô VII (1073-85) đã giảm số Chúa nhật mùa Vọng từ 5 xuống còn 4 như hiện nay.
 
8. Chúa nhật thứ III mùa Vọng được gọi là Chúa nhật vui mừng (Gaudete Sunday) và được đánh dấu bằng lễ phục hồng và treo màn. Gaudete nghĩa là vui mừng vì Chúa nhật thứ III là đi được nửa chặng đường mùa Vọng. Việc này hợp với lễ phục hồng được dùng vào Chúa nhật thứ IV mùa Chay (Laetare Sunday), cũng đi được nửa chặng đường mùa Chay.
 
9. Vòng hoa mùa Vọng, xuất hiện trong nhiều gia đình Công giáo, là một cách sáng tạo mới. Nó được bắt nguồn từ một thói quen của người Đức hối thế kỷ thứ XIX, nguồn gốc từ những người theo thuyết Luti (Lutheranism). Việc thực hành này mau chóng được người Công giáo Bavaria theo và phát triển ra khắp thế giới.
 
10. Phụng vụ mùa Vọng đề cập lần đến thứ hai của Đức Kitô trong khi vẫn nhớ lần đến thứ nhất của Đức Kitô trong lễ Giáng sinh. Như vậy, mùa Vọng được cử hành hoạt động của Thiên Chúa trong lịch sử qua Đức Giêsu Kitô. Mùa Vọng là bước ngoặt của lịch sử Kitô giáo.
 
Tôi hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Hãy gởi thông điệp này cho bạn bè và gia đình, đồng thời tận hưởng mùa Vọng thánh thiện.
 
Chúc mùa Vọng hạnh phúc và thánh thiện,
 
Trầm Thiên Thu(chuyển ngữ từ Canterbury Tales của Taylor Marshall)

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi tôn trọng luật giao thông

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi tôn trọng luật giao thông

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi tôn trọng luật giao thông đường bộ, để tránh những tai nạn và bớt các nạn nhân. Thật vậy, từ năm 2005, Liên Hiệp Quốc mời gọi “Các quốc gia thành viên và cộng đồng quốc tế cùng cử hành mỗi năm, vào ngày Chúa nhật thứ ba trong tháng 11, Ngày Thế Giới Tưởng Niệm Các Nạn Nhân Giao Thông Đường Bộ, để tỏ lòng kính trọng các nạn nhân trong tai nạn giao thông và gia đình của họ” (trích Nghị Quyết A/RES/60/5, ngày 01.12.2005).



Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi tôn trọng luật giao thông đường bộ, để tránh những tai nạn và bớt các nạn nhân. Thật vậy, từ năm 2005, Liên Hiệp Quốc mời gọi “Các quốc gia thành viên và cộng đồng quốc tế cùng cử hành mỗi năm, vào ngày Chúa nhật thứ ba trong tháng 11, Ngày Thế Giới Tưởng Niệm Các Nạn Nhân Giao Thông Đường Bộ, để tỏ lòng kính trọng các nạn nhân trong tai nạn giao thông và gia đình của họ” (trích Nghị Quyết A/RES/60/5, ngày 01.12.2005).

Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi này sau khi đọc kinh Truyền Tin, Chúa nhật 16.11.2014: “Hôm nay là ‘Ngày Thế giới các nạn nhân giao thông đường bộ’. Trong lời cầu nguyện, chúng ta tưởng nhớ đến những người đã thiệt mạng, đồng thời mong ước có một nỗ lực liên tục để ngăn ngừa các tai nạn đường bộ, cũng như mong ước các người lái xe có một thái độ cẩn trọng và tôn trọng các luật lệ”.

Trang mạng của Liên Hiệp Quốc về ngày tưởng niệm này cho biết: “Đây là ngày được tổ chức càng lúc càng nhiều ở các quốc gia, trên khắp các châu lục. Nó đã trở thành một công cụ quan trọng trong nỗ lực toàn cầu để cải thiện an toàn giao thông đường bộ. Đây là cơ hội thu hút sự chú ý đến mức độ thiệt hại lớn về tình cảm và kinh tế do tai nạn giao thông, và để tỏ lòng kính trọng các nạn nhân của tai nạn giao thông và tôn vinh các dịch vụ cấp cứu và hỗ trợ”.

Nguồn tin còn cho biết thêm: “Tai nạn là những sự kiện bất ngờ, tàn khốc, gây chấn thương tâm thần và hậu quả của chúng kéo dài, thường là vĩnh viễn. Mỗi năm, ở khắp nơi trên thế giới, hàng triệu người bị thương hoặc rơi vào cảnh tang chế”.

Liên Hiệp Quốc lưu ý đến các nạn nhân trẻ tuổi: “Sự sầu khổ và khốn quẫn của những người này càng mãnh liệt hơn, khi nhiều nạn nhân là những người trẻ và nhiều trong số những tai nạn này đáng lẽ có thể tránh được. Ngoài ra, người bị thương thường cảm thấy họ không nhận được hỗ trợ thích đáng tùy theo trường hợp”.

Liên Hiệp Quốc kết luận: “Ngày Tưởng Niệm này, do đó, đáp ứng nhu cầu của các nạn nhân, khi họ thấy rằng sự mất mát và nỗi đau của họ được lắng nghe và được công nhận”.

(Duy Minh dịch từ Zenit.org, WHĐ 18.11.2014)

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

22 bức hình cử động đáng nhớ về thiên nhiên xung quanh chúng ta

BRB43A~1.gif
22 bức hình cử động đáng nhớ về thiên nhiên xung quanh chúng ta
Vẻ đẹp và sức sống của thiên nhiên luôn khiến cho con người đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác.

 

Vẻ đẹp và sức sống của thiên nhiên luôn khiến cho con người đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác.
alt
1. Hình ảnh của một cơn bão đang hình thành.

alt
2. Còn đây là một cơn bão cát trên sa mạc.

alt
3. Gió và mây cùng nhau kết hợp để tạo nên hình ảnh ấn tượng này.
 
alt
4. Hình ảnh của sấm chớp trên bầu trời.

alt
5. Cơn thịnh nộ của tự nhiên.

alt
6. Khi bầu trời đầy sao nhường chỗ cho bình minh.

alt
7. Dòng dung nham nóng bỏng đang chảy và tạo ra những kỳ quan mới.

alt
8. Đơn giản chỉ là nước chảy từ trên cao xuống thấp.

alt
9. Phía sau của dãy núi đá sẽ là gì?

alt
10. Rặng san hô ở dưới đáy biển sâu.

alt
11. Quá trình trưởng thành của những cây nấm.

alt
12. Sâu bướm leo cây mãi không dừng.

alt
13. Khi nước dưới đáy đại dương sôi lên.

alt
14. Cơn sóng khổng lồ.

alt
15. Bầu trời về đêm tại Bắc Cực trong một ngày "đẹp trời".

alt
16. Vẻ đẹp của bầu trời là rất khó cưỡng lại.

alt
17. Chắc hẳn sẽ có người sẵn sàng ngắm bầu trời này suốt đêm mà không biết chán.

alt
18. Thỉnh thoảng, sẽ có một thứ gì đó "đặc biệt" một chút như sao băng chẳng hạn.

alt
19. Khi những khu rừng "bốc hơi".

alt
20. Một cơn bão cát.

alt
21. Cảnh vật khiến cho chúng ta phải ngỡ ngàng.

alt
22. Vì Trái Đất luôn luôn thay đổi theo từng ngày, giống như chính chúng ta vậy.

Bác Sơn chuyển