Quo nomine vis vocari? Ngài nhận danh hiệu gì?
Theo thông lệ xưa
nay, mỗi vị Gíao Hoàng thường nhận một tên cho triều đại Gíao hoàng của
mình. Vì thế, vị vừa được các Hồng Y cử tri trong Mật viện bầu là Gíao
Hoàng liền được vị Hồng Y niên trưởng hay vị đại diện hỏi: Quo nomine
vis vocari? Ngài nhận danh hiệu gì_
Danh hiệu Gíao hoàng theo lịch sử còn ghi chép lại có từ hơn 1000 năm nay.
Năm
533 Vị Giám mục Mercurius được bầu chọn là Gíao hoàng. Ngài không muốn
lấy tên của ngài trùng với tên của vị thần ngoại giáo, nân ngài nhận tên
danh hiệu là Gioan II.. Rồi năm 955 một vị Giám mục tên là Octavian
được bầu chọn là Giáo Hoàng. Và vì không muốn có tên trùng với thần
ngoại giáo hay vua chúa hoàng đế Octavius, nên ngài đã chọn danh hiệu
Gioan XII. cho triều đại gíao hoàng của mình.
Năm 983 Giám mục
Petrus Canepanova được bầu chọn là Giáo Hoàng. Ngài muốn tránh tên của
Đức giáo Hoàng Phêrô, vị Gíao Hoàng thứ nhất của Gíao Hội, nên đã chọn
danh hiệu là Gioan XIV.
Năm 996 vị Giám mục Bruno von Kaernten
người Đức được bầu chọn là Giáo hoàng. Và năm 999 vị Giám mục Gerbert
von Aurillac, người Pháp đầu tiên được bầu chọn là Giáo hoàng. Tên của
hai vị này có nguồn gốc Nhật nhĩ man, thời đó còn xa lạ với truyền thống
giáo hoàng. Nên hai vị đã đổi tên. Vị Giám mục Bruno von Kaernten lấy
danh hiệu là Giáo hoàng Gregor V., Đức Giám mục Gerbert von Aurilla lấy
danh hiệu giáo hoàng là Silvester II.
Rồi sau này Giám mục Petrus von Albano được bầu chọn là Giáo hoàng cũng đổi tên lấy danh hiệu là Sergius IV. (1009-1012)
Từ
những tiền lệ có những lý do văn hóa lịch sử, nên từ cuối thế kỷ 10,
phần đông các vị Giáo Hoàng thường đổi lấy tên mới cho triều đại của
mình, khi được bầu chọn thành giáo hoàng. Và thông lệ này đã trờ thành
nếp tập tục trong Giáo hội Công giáo. Các vị Gíao hoàng nhận danh hiệu
mới cho triều đại giáo hoàng của mình, cho dù tên thánh rửa tội của các
vị có khác đi nữa.
Với danh hiệu giáo hoàng, vị tân Giáo hoàng
không còn là vị trước khi được bầu chọn nữa. Chính vì thế, tên của ngài
cũng không được trùng với tên trước đó nữa. Việc này mang sắc thái đặc
biệt quan trọng cho việc nhận lãnh chức vị là Gíao hoàng. Việc đổi tên
lấy danh hiệu mới của vị Giáo hoàng không bao giờ được công nhận xem là
Bí Tích như chức Linh Mục hay chức Giám Mục.
Nhưng danh hiệu của Đức giáo hoàng chọn cũng nói lên trọng tâm chương trình làm việc của triều đại mình.
Lịch
sử còn ghi chép lại trong quãng thời gian 1000 năm trở lại đây chỉ có
ba lần truyền thống Đức giáo hoàng đổi tên nhận danh hiệu mới khi lên
ngôi bị gián đoạn không được thực hiện. Vào thời kỳ Phục hưng Gíao hoàng
Julius II. (1503-1513) giữ tên cũ của mình. Cũng như thế thời Đức giáo
hoàng Hadrian VI. (1522-1523) và thời Đức gíao hoàng Marcellus II. (
1555), Đức gíao hoàng này trị vì ngằn nhất chỉ vỏn vẹn có ba tuần lễ
trong lịch sử Giáo hoàng của Gíao Hội Công giáo, ngài qua đời vì bị
bệnh.
Cho tới Đức giáo Hoàng Benedicto XVI. có tất cả 82 danh
hiệu được các Đức giáo hoàng chọn. Danh hiệu được yêu thích chọn nhiều
nhất là Gioan tới 23 vị, kế đến là danh hiệu Gregor với 16 vị, danh hiệu
Benedicto có 16 vị, danh hiệu Clemento có 14 vị, danh hiệu Innozenz có
13 vị, danh hiệu Leo có 13 vị, danh hiệu Pius có 12 vị.
Đức giáo
hoàng Gioan Phaolo I. năm 1978 là vị Gíao hoàng đầu tiên có danh hiệ với
hai tên Gioan và Phaolo. Ngài muốn chọn như thế để nố tiếp truyèn thống
của hai vị Gíao hoàng tièn nhiệm là Gioan XXIII. và Phaolo VI. Cũng có
suy luận cho rằng, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo I. là người Ý có sáng
kiến sáng tạo về nghệ thuật nhiều hơn, nên ngài đã đưa ý kiến sáng tạo
vào việc nhận danh hiệu triều đại Giáo hoàng với hai tên.
Đức
Giáo Hoàng kế vị ngài sau đó cũng chọn lấy danh hiệu như ngài là Gioan
Phaolo II. 1978/2005 vừa nhắc nhớ đến các vị Giáo hoàng thời Công đồng
Vatican II. và vừa nhớ đến vị Giáo hoàng tiền nhiệm Gioan Phaolo I. vừa
mới băng hà sau 33 ngày trị vì trên ngôi Giáo hoàng.
Đức Giáo
hoàng Benedicto XVI. chọn danh hiệu Benedicto, như ngài giải thích cắt
nghĩa, vì muốn nhớ đến hình ảnh của Đức giáo hoàng Benedicto XV.
(1914-1922), một vị Gíao hoàng xây dựng hòa bình, cũng như đến Thánh
Benedicto (480-547), vị sáng lập Dòng Benedicto và là Thánh bổn mạng của
Âu Châu.
Mỗi vị Gíao Hoàng được tự do chọn tên danh hiệu cho
triều đại giáo hoàng của mình. Các vị có thể căn cứ theo truyền thống đã
có, hay có thể sáng tạo lập ra điều gì mới.
Nhưng cho tới bây
giờ ngày hôm nay danh hiệu Phero vị Gíao hoàng tiên khởi của Giáo Hội
được chính Chúa Giêsu tấn phong làm Giáo hoàng,
danh hiệu Giuse là cha nuôi Chúa Giêsu cùng là Thánh bổn mạng của Gíao Hội,
Tên của các Thánh Tông đồ Chúa Giêsu cũng như tên của bốn vị Thánh sử viết phúc âm đã không có vị Giáo hoàng nào chọn.
Riêng
tên Gioan có nhiều vị Thánh trong Giáo Hội. Trong trường hợp Đức giáo
hoàng nào chọn danh hiệu Gioan, đó là Thánh Gioan tẩy gỉa, chứ không
phải Thánh Gioan Tông đồ thánh sử viết phúc âm.
Những vị Gíao
hoàng thời Giáo Hội ban đầu tới thế kỷ thứ 6. hầu hết đều là những Vị
Thánh được tôn kính trong Giáo hội. Nên tên của các Ngài trở thành tên
Thánh rửa tội cho những thế hệ sau đó cho tới bây giờ vẫn còn được nhận
dùng, như Eugeno, Julius, Pascal, Urban, Silvester, Felix..
Hôm
nay ngày 13.03.2013, Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, đến từ
Argentinien đã được bầu chọn là Gíao Hoàng thứ 266. của Giáo hội Công
giáo kế vị Thánh Phero. Ngài chọn danh hiệu c
Đức tân Gíao hoàng
Phanxico I. năm nay 76 tuổi là tu sỹ Dòng Tên. Ngài nổi tiếng là Hồng Y
của người nghèo. Đứng trước Bancon đền thờ Thánh Phero trong cung cách
một người cha có lòng từ tâm nhân hậu, ra mắt chào dân chúng đang tụ họp
chào đón ngài giữa trời mưa rét.
Ngài kêu mời mọi người đang
hiện diện ở quảng trường Thánh Phero cùng với ngài cầu nguyện đọc kinh
Lạy Cha, kinh Kính mừng Maria và kinh sáng danh. Rồi trước khi ban phép
lành Urbi et Orbi, ngài đã yên lặng chắp tay cúi mình sâu trước ban con
âm thầm cầu nguyện. Trước khi ra về, ngài còn nói lời cám ơn từ gĩa mọi
người đến chào đón ngài.
Danh hiệu Đức tân Giáo hoàng chọn là
Phanxico nói lên chương trình sống làm việc theo gương khó nghèo của
Thánh Phanxico, nó phản ảnh cung cách sống của ngài lúc còn là Tổng giám
mục ở Buenos Aires bênh đỡ cho người nghèo, như tiếng tăm người ta nói
về ngài: hồng Y của người nghèo.
Đức gíao hoàng vẫn mừng kính
Thánh bổn mạng của ngài, mà cha mẹ ngài đã chọn đặt cho, như vị Thánh
quan thầy bảo trợ từ ngày lãnh nhận Bí tích Rửa tội.
Chào mừng Đức tân giáo hoàng Phanxico I.
13.03.2013
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét