Năm 1740: Đức Giáo hoàng Bênêđictô XIV đắc cử (qua đời năm 1758)
– Có 51 cử tri. 4 hồng y qua đời trong khi họp Mật tuyển viện
– Là Mật tuyển viện dài nhất trong lịch sử: 181 ngày (từ 18-2 đến 17-8)
Năm 1758: Đức Giáo hoàng Clêmentê XIII đắc cử (qua đời năm 1769)
– Có 45 cử tri, 44 vòng bỏ phiếu
– Thời gian: 53 ngày (từ 15-5 đến 6-7)
Năm 1769: Đức Giáo hoàng Clêmentê XIV đắc cử (qua đời năm 1774)
– Có 46 cử tri
– Thời gian: 94 ngày (từ 15-2 đến 19-5)
Năm 1774-1775: Đức Giáo hoàng Piô VI đắc cử (qua đời năm 1799)
– Có 44 cử tri. 2 hồng y qua đời trong khi họp Mật tuyển viện
– Thời gian: 133 ngày (từ 5-10-1774 đến 15-2-1775)
Năm 1799-1800: Đức Giáo hoàng Piô VII đắc cử (qua đời năm 1823)
– Mật tuyển viện diễn ra tại Venitia, vì Roma bị chiếm đóng; đây là cuộc bầu giáo hoàng cuối cùng ở ngoài Roma
– Có 34 cử tri
– Thời gian: 105 ngày (từ 1-12-1799 đến 14-3-1800)
Năm 1823: Đức Giáo hoàng Lêô XII đắc cử (qua đời năm 1829)
– Có 49 cử tri
– Thời gian: 27 ngày (từ 2 đến 28-9)
Năm 1829: Đức Giáo hoàng Piô VIII đắc cử (qua đời năm 1830)
– Có 50 cử tri
– Thời gian: 36 ngày (từ 24-2 đến 31-3)
Năm 1830-1831: Đức Giáo hoàng Grêgôriô XVI đắc cử (qua đời năm 1846)
– Là Mật tuyển viện cuối cùng mà vị tân giáo hoàng không phải là giám mục
– Có 45 cử tri
– Thời gian: 51 ngày (từ 14-12-1830 đến 2-2-1831)
Năm 1846: Đức Giáo hoàng Piô IX đắc cử (qua đời năm 1878)
– Là Mật tuyển viện đầu tiên có thời gian ngắn nhất
– Có 50 cử tri
– Thời gian: 3 ngày (từ 14 đến 16-6)
Năm 1878: Đức Giáo hoàng Lêô XIII đắc cử (qua đời năm 1903)
– Có 61 cử tri
– Thời gian: 3 ngày (từ 18 đến 20-2)
Năm 1903: Đức Giáo hoàng Piô X đắc cử (qua đời năm 1914)
– Là Mật tuyển viện cuối cùng áp dụng quyền ius exclusivae (phủ quyết). Và tân Giáo hoàng Piô X đã chính thức bãi bỏ quyền này
– Có 64 cử tri, 7 vòng bỏ phiếu
– Thời gian: 4 ngày (từ 31-7 đến 4-8)
Năm 1914: Đức Giáo hoàng Bênêđictô XV đắc cử (qua đời năm 1922)
– 2 vị cử tri người Mỹ và 1 Canada không được tham dự vì đến trễ
– Hồng y người châu Mỹ Latinh đầu tiên tham dự
– Có 57 cử tri, 10 vòng bỏ phiếu
– Thời gian: 4 ngày (từ 31-8 đến 3-9)
Năm 1922: Đức Giáo hoàng Piô XI đắc cử (qua đời năm 1939)
–
Một lần nữa, 2 vị cử tri người Mỹ và 1 Canada không được tham dự vì đến
trễ. Sau Mật tuyển viện này, luật quy định các hồng y có 15 ngày để đến
Roma
– Có 53 cử tri, 14 vòng bỏ phiếu
– Thời gian: 5 ngày (từ 2 đến 6-2)
Năm 1939: Đức Giáo hoàng Piô XII đắc cử (qua đời năm 1958)
– Mật tuyển viện đầu tiên có Thượng phụ Nghi lễ Đông phương tham dự
– Có 62 cử tri, 3 vòng bỏ phiếu
– Thời gian: 2 ngày (từ 1 đến 2-3), là Mật tuyển viện ngắn nhất
Năm 1958: Đức Giáo hoàng Gioan XXIII đắc cử (qua đời năm 1963)
– Mật tuyển viện đầu tiên có các hồng y Trung Quốc, Ấn Độ và châu Phi tham dự
– Có 51 cử tri, 11 vòng bỏ phiếu
– Thời gian: 4 ngày (từ 25 đến 28-10)
Năm 1963: Đức Giáo hoàng Phaolô VI đắc cử (qua đời năm 1978)
– Có 80 cử tri, 6 vòng bỏ phiếu
– Thời gian: 3 ngày (từ 19 đến 21-6)
Năm 1978: (1) Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô I đắc cử (qua đời năm 1978)
– Mật tuyển viện đầu tiên các hồng y trên 80 tuổi không được tham dự
– Có 111 cử tri, 4 vòng bỏ phiếu
– Thời gian: 2 ngày (từ 25 đến 26-8)
Năm 1978: (2) Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đắc cử (qua đời năm 2005)
– Có 111 cử tri, 8 vòng bỏ phiếu
– Thời gian: 3 ngày (từ 14 đến 16-10)
Năm 2005: Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI đắc cử
– Có 115 cử tri (đông nhất, bằng số cử tri của Mật tuyển viện 2013)
– 4 vòng bỏ phiếu
– Thời gian: 2 ngày (từ 18 đến 19-4)
Năm 2013:
– Mật tuyển viện đầu tiên diễn ra trong Mùa Chay, kể từ năm 1829
– Có 115 cử tri
(Vatican Radio, 08-03-2013)
Minh Đức
Nguồn: WH
Nguồn: WH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét