Mùa báo hiếu
Lễ hội Vu Lan vào rằm tháng bảy âm lịch hằng năm được tổ
chức để báo hiếu công đức sinh thành đối với những người còn sống cũng
như đã qua đời. Là mùa nên không chỉ nhắc đến lễ Vu Lan mà còn nhắc đến
cả một chu kỳ dài 3 tháng từ rằm tháng ba đến rằm tháng bảy, gồm có
những giai đoạn: An cư kiết hạ, Tự tứ, Vu lan.
.
Đó là những đề tài được chia sẻ trong mùa báo hiếu.
An
cư: Theo nghĩa tiếng Phạn là “vũ kỳ”, nhắc đến thời gian của mùa mưa,
mùa sinh sôi nảy nở của vạn vật. Theo từ nghĩa chữ Hán, an cư là “ở
yên”. Kiết hạ là thường xuyên ngồi thiền trong thời gian 3 tháng tu tập
thiền định.
Thời gian 3 tháng an cư có nhiều ý nghĩa, nhưng có 3 nét chính:
Mùa
tu tập tâm linh. Báo hiếu, không phải là mấy bông hồng trắng hay hồng,
mà là một mùa nhắc nhớ đến công sinh thành dưỡng dục của tiền nhân. Bằng
một thời gian dài 3 tháng, người báo hiếu dành thời gian học hỏi trau
dồi nhân đức, tâm linh của mình. Đó là cách báo hiếu quan trọng nhất đối
với bổn phận làm con, khi làm đẹp cho con người mình hơn bằng nhân
cách, bằng tâm linh.
Giống
như người con từ phương xa trở về, trước đó đã lo nhiệm nhặt hơn, tiết
kiệm chi tiêu, để dành mua dâng cha mẹ những món quà quý giá khi trở về,
đó là những món quà vật chất. Nếu là món quà tinh thần mang về để trình
diện cha mẹ thì hẳn lại đòi hỏi thời gian dài và đều đặn tu tâm dưỡng
tính hơn, vì là người con ai cũng hiểu rằng, niềm vui của cha mẹ là
những nhân đức tốt lành của người con đã đạt được. Chính vì thế, mùa an
cư đủ dài để làm đẹp bản thân trước khi về báo hiếu cha mẹ.
Mùa
thanh tịnh, an bình. Nhiệm nhặt có mục đích thanh tẩy tâm hồn, xây dựng
bình an. Hai đặc điểm cần thiết của trạng thái tâm hồn trước khi ngày
Vu Lan đến. Một tâm hồn xáo động thì không thể có an bình, và không có
an bình nội tại chẳng bao giờ mang an vui đến cho người khác. Trở về báo
hiếu với cha mẹ, ông bà mà lòng xáo động, đầy bất hạnh, làm sao có thể
làm cho ông bà cha mẹ yên lòng. Báo hiếu, vì thế không những chỉ để cha
mẹ thấy con tiến bước trên con đường đạo hạnh mà còn thấy nơi con cái
được an bình nội tâm lan toả. An bình của tuổi già yếu của cha mẹ chỉ có
được khi người con an bình, có biết bao cha mẹ tuổi đã già, sức khoẻ đã
kém còn chịu cảnh bất an vì con. Mùa thanh tịnh - an bình nhắc nhở
người con tái lập lại trật tự, nhìn ra được những khuyết điểm của mình,
tự thân cố gắng sửa chữa, sắp xếp lại trật tự tâm hồn để an bình tự tại
xuất hiện. Đó là thời gian 3 tháng để thực hành an bình nội tâm.
Mùa
gặp gỡ. Đối với bậc tu hành, đây là thời gian để gặp gỡ tín hữu để chia
sẻ đạo pháp cho họ, đồng thời cũng là thời gian nhận cúng dường từ lòng
hảo tâm của người tín hữu. Nhà tu hành được nhận từ nơi lòng hảo tâm
của người khác chén cơm, manh áo, để họ có thời gian tập luyện đức khiêm
hạ. Từ lòng khiêm hạ ấy, nhà tu hành mới có thể một cách hết lòng, hết
sức, hết cả trí khôn mà phụng sự tha nhân. Đối với người tín hữu, đó
cũng là thời gian nhắc nhở họ, học hỏi về đạo pháp, chấn chỉnh lại đời
sống, luyện tập tâm linh để mỗi năm mùa báo hiếu đến thăng tiến hơn,
trọn vẹn hơn. Biết dùng của chân chính từ tấm lòng thành để cúng dường
cho phải đạo, hợp lẽ trời.
Tự
tứ: Ngày tự tứ được cử hành vào ngày 14 tháng bảy. Vào ngày này, các
chư tăng tập họp nhau trong giới trường, đối chiếu với những điều tu
tập, nhận xét về mình trước các chư tăng và được các chư tăng khác cũng
thật lòng chia sẻ bổ túc. Sau đó các chư tăng cùng sám hối về những điều
thiếu sót, quyết tâm sửa lại những sai trái, nỗ lực tiến đức hơn trong
thới gian tới. Ngày này cũng không chỉ dành cho chư tăng mà còn cho tất
cả thiện nam, tín nữ. Sám hối là một điều cần thiết để sống tốt hơn, để
nhằm sửa mình hiệu quả hơn. Ý nghĩa của ngày này còn có thể thấy xa hơn,
nếu cha mẹ ở xa hay khuất bóng không còn chỉ dạy mình được nữa như
những ngày còn thơ thì còn có chư tăng, giáo pháp chỉ lối, hướng dẫn
giúp mình sám hối, để được thanh tẩy trước ngày báo hiếu.
Ngày
Vu Lan: Dịch từ tiếng Phạn, theo nghĩa chữ Hán là “giải đảo huyền”, có
nghĩa tháo sợi dây treo ngược. Sợi dây treo ngược nói đến bao nỗi khổ
đau của con người, đau khổ nơi những người đang sống, đau khổ còn chịu
đối với người đã khuất. Thao gỡ sợ dây đau khổ là ý nghĩa của ngày lễ Vu
Lan.
Theo
ý nghĩa của từ ngữ, có thể thấy, nhờ 3 tháng tu tập, chay tịnh, thanh
luyện, người báo hiếu đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật dâng kính tỏ lòng báo
hiếu. Những món quà vật chất, dù là gì đi nữa vẫn là biểu trưng của một
tấm lòng, đã đón nhận hy sinh để đền thay cho cha mẹ đã khuất, hay đón
nhận hy sinh để cầu cho cha mẹ còn sống. Tâm tình của tri ân gói ghém
tất cả trong đời sống tu luyện đạo hạnh của người con. Bởi đó ngày lễ Vu
Lan là ngày lễ của lòng thành đã được trau luyện, bồi thêm để hết lòng
thành kính dâng lên mong cha mẹ yên lòng.
Ngày
lễ còn là một lời hứa với tổ tiên, cha mẹ, người sẽ nỗ lực tiến đức hơn
trên con đường đạo hạnh, nhân ái hơn trong cộng đồng, nghĩa lễ hơn với
bậc tổ tiên. Đó là ngày đánh dấu một giai đoạn mới, thêm ý nghĩa, phong
phú hơn, mỗi năm đều đặn như thế làm nên một đời sống báo hiếu vẹn toàn.
Mỗi
mùa Vu Lan đến, dù là người Công giáo, tôi cũng ước nguyện chu toàn
những gì đòi hỏi của ngày báo hiếu thêm trang trọng hơn, đậm nghĩa tình
hơn, thấm sâu lòng đạo hơn. Kính chúc mọi người tiến đức trên con đường
đạo hạnh, nhân nghĩa trong tình yêu nhân loại, đậm nét một mùa báo hiếu
vĩnh cửu trên trời.
Lm. Giuse Hoàng Kim Toan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét