2/ Rửa sạch vết máu trên áo quần (vải): dùng nước thấm vào chỗ đang dính máu rải một ít muối lên và chà xát cho đến khi vết máu biến mất
3/ Cách giữ gạo cho khỏi bị mọt: gạo là món ăn hàng ngày của bà con, đa số các bà nội trợ thường mua hạn chót là 25 lbs, ăn không kịp để lâu thường bị mọt. Bạn
4/ Cách chữa hết bị chảy nước mũi trong 5 tới 10 phút: khi bị nước mũi cứ chảy ròng ròng, lấy tỏi cắt 2 lát mỏng, dán vô gan bàn chân. Chảy mủi trái dán chân phải và ngược lại (có thể dán một lần 2 chân luôn). Bảo đảm 5 - 10 phút sau hết chảy liền. Thử đi, tỏi mà, không hại gì !
5/ Cách đơn giản diệt côn trùng khi đi cắm trại hay tổ chức barbecue ngoài sân vào mùa hè: trong một buổi party ngoài trời mọi người đều bị quấy rầy bởi bầy côn trùng nhỏ bay lượn tứ tung, nhưng tới khi có một người lấy thuốc Listerine xịt khắp sân cỏ và bục gỗ thì bọn côn trùng biến đi đâu mất hết. Ðến năm sau tôi cũng bắt chước. Tôi đổ đầy Listerine vào một bình xịt 4 ounce rồi đem đi xịt quanh ghế chỗ tôi ngồi mỗi khi tôi thấy có muỗi. Và thế là xong, muỗi bay đi hết. Khi tổ chức picnic tôi cũng xịt Listerine khắp nơi, quanh bàn bày thức ăn, xung quanh chỗ trẻ con đánh đu và trên vũng nước tù gần đó. Trong suốt mùa hè tôi chẳng bao giờ rời bình xịt Listerine. Bạn tôi cũng bắt chước làm theo, anh ta xịt ở sàn gỗ ngoài sân và xung quanh tất cả các cửa ra vào. Anh ta cho biết “Chúng bị chết tức thời ! Thật là hiệu nghiệm mà lại rẻ nữa”. Một chai Listerine lớn mua mất có $1.89 tại Target dùng được cả mấy ngày trong khi một lon thuốc xịt bọ đã đắt mà lại chỉ dùng được 30 phút là hết. Bạn tôi chia sẻ kinh nghiệm là khi xịt cửa gỗ (như cửa chính chẳng hạn) thì chỉ nên xịt quanh khung cửa chứ đừng xịt trực tiếp vào cánh cửa. Ðối với khung cửa sổ cũng vậy, và cũng nên xịt luôn chuồng chó nữa.
6/ Khi vào xe hơi đừng nên mở máy lạnh ngay: khi vào xe hơi, trước hết bạn phải quay kiếng xe xuống, chờ vài phút rổi hãy mở máy điều hoà không khí. Theo nghiên cứu thì dashboard, ghế ngồi và chất làm mát không khí trong xe tỏa ra độc tố benzen, một độc tố gây ung thư (hãy ghi nhận mùi của plastic được hâm nóng trong xe đóng kín cửa). Ngoài ra benzen còn đầu độc xương, gây thiếu máu và giảm lượng tế bào máu trẳng v.v… Nếu bị nhiễm lâu dài, benzen có thể gây bệnh bạch cầu (leukemia) làm tăng rủi ro bị ung thư, và cũng có thể làm sẩy thai. Mức benzen bên trong nhà có thể chấp nhận được là 50 mg/ sqft. Trong một xe hơi, lên hết cửa kiếng, đậu trong nhà thì mức này lên khoảng 400 - 800 mg. Nhưng nếu xe đậu ngoài trời, dưới ánh nắng mặt trời ở nhiệt độ trên 60F, thì mức độ benzen tăng lên tới 2000 - 4000 mg tức là gấp 40 lần mức có thể chấp nhận được … và như thế những người ngồi trong xe đương nhiên sẽ phải hít thở một lượng quá nhiều độc tố benzen. Vì vậy lời khuyên là nên mở cửa xe và hạ kiếng xe xuống để cho không khí bên trong xe có thể thoát ra ngoài trước khi bạn vào trong xe. Benzen là một độc tố có tác hại lên thận, gan và một khi đã nhập vào cơ thể thì khó có thể thải ra ngoài
7/ Rửa sạch nắp trên của lon nước ngọt rồi hãy uống: một phụ nữ khi đi chèo thuyền đã không quên để vài lon coke vào trong tủ lạnh của chiếc tàu. Ðến ngày thứ hai người ta đã phải chở bà vào phòng cấp cứu … nhưng đến ngày thứ tư thì bà đã trút hơi thở cuối cùng. Giảo nghiệm tử thi kết luận nạn nhân đã bị chết vì bệnh do leptospira (leptospirosis). Cuộc điều tra cho thấy là bà ta đã uống coke trực tiếp từ lon chứ không đổ ra ly. Thử nghiệm cho thấy lon coke mà bà ta uống có nhiễm nước đái chuột (tức là mầm mống của căn bệnh nói trên). Nước đái chuột chứa những chất độc hại và chết người. Do đó chúng ta phải rửa cho sạch phần trên của tất cả các lon nước ngọt trước khi dùng. Nên biết là các lon này được tồn trữ trong các kho rồi chuyển thẳng tới các cửa hàng mà không có rửa sạch. Một nghiên cứu của NYCU đã phát hiện là mặt trên của tất cả các lon đều bị ô nhiễm nhiều hơn cả các phòng vệ sinh công cộng nghĩa là có đầy mầm mống bệnh và vi khuẩn. Vậy thì … bạn nhớ lấy nước rửa cho sạch các lon nước ngọt trước khi đưa lon lên miệng uống để tránh tai họa.
8/ Giặt sạch quần áo mới mua trước khi sử dụng: hãy giặt sạch tất cả quần áo mới mua và cho vào máy sấy một lúc để giết hết ký sinh trùng trước khi đem sử dụng. Mới đây đã phát hiện những vi khuẩn ăn rữa thịt (flesh-eating bacteria) trong các thùng quần áo gởi cho các địa điểm mua bán quần áo.
Nhưng
theo tôi, chúng ta nên cẩn thận đối với quần áo mua ở bất cứ tiệm nào
vì chúng được sản xuất ở nhiều vùng khác nhau rồi xếp vào thùng trữ
trong kho và chuyền qua tay rất nhiều người qua nhiều vụ trao đổi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét