Tìm kiếm Blog này
Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013
Lễ các linh hồn
Chập chờn trong vô vàn ánh lửa lung linh của những cây nến trên các ngôi mộ. Hòa trong những sợi khói tan theo làn hơi sương của đêm nhẹ giăng màn. Từng lời kinh tha thiết vang lên. Tháng 11, như điểm hẹn để nối kết giữa những người còn sống, với những người đã sang cõi bên kia.
Lời kinh cầu ngân vang: “Lạy Chúa, xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời”, nghe ra tha thiết và đầy ý nghĩa. Cõi nhân sinh vô thường. Phận người đầy bất tất. Khả năng con người giới hạn đến thế là cùng. Sự chết như một nghịch lý dần vào vô tận, “Sinh, lão, bệnh, tử”, quắt quay đến chóng mặt. Con người sống để làm gì? Chết đi về đâu? Vẫn như một bài toán học búa mà không dễ tìm ra đáp án. Đức Giê-su đã đến trong trần gian, Ngài đã đi vào trong thẳm sâu của phận người. Ngài đã chết và đã chiến thắng sự chết. Sự Phục sinh của Đức Ki-tô là niềm hy vọng cho mọi tín hữu. Sự chết không phải là một dấu chấm hết. Nó chỉ là điểm dừng và cũng để chuyển tiếp sang một hành trình mới, phong phú và huyền linh. Người tín hữa không thất vọng khi cái chết gây nên sự chia ly trong một chuyến đi dài nhất của đời người. “Xa mặt cách lòng” có thể xảy ra trong triết lý đời thường, nó không thể có khi sống, chết là hai lằn ranh rất gần. Cũng như hai tam giác bằng nhau, chúng có thể trùng khít lên nhau. Truyền thống của Giáo hội từ rất sớm đã cầu nguyện, xin lễ cho các linh hồn những người đã qua đời. Không gì đẹp và cao quý hơn khi “người chết nối linh thiêng vào đời”, và mọi người sống-chết cùng hiệp thông trong lời kinh cầu dâng lên cho Thiên Chúa.
Thánh lễ đặc biệt trong những ngày đầu tháng mười một: kính các đẳng linh hồn, như một nhắc nhở: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, để kính dâng cho các hương hồn. Các Ngài mãi mãi rời xa chúng ta về mặt thể lý. Thế nhưng trong Mầu nhiệm hiệp thông của Giáo hội, thì các Ngài luôn gần gũi mỗi người trong thế gian. Sẽ là những món quà vô giá mỗi khi chúng ta hy sinh, chay tịnh và cầu nguyện cho những người thân yêu đã đi vào cõi vĩnh hằng.
Lm Giacobe Tạ Chúc ( Nguồn Thanhlinh.net)
Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013
CẦU NGUYỆN VÀ TRUYỀN GIÁO
CHÚA NHẬT 29 THƯỜNG NIÊN
Một câu ngạn ngữ thế này: “Người chiến thắng không bao giờ bỏ cuộc, người bỏ cuộc không bao giờ chiến thắng”.
Dụ ngôn trong Tin Mừng hôm nay, bà góa hết sức kêu cầu, đến cả một thời gian dài chờ đợi vị quan tòa độc ác, vì ông “không kính sợ Thiên Chúa, cũng không kiêng nể người ta”, minh oan cho mình là một chiến thắng. Chúa Giêsu dùng hình ảnh này mời gọi ta cầu nguyện là dạy ta bài học của sự kiên trì.
Bạn
và tôi hãy cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện không ngừng. Hãy chiến
thắng chính mình, đừng để sự mòn mỏi, sự nản chí lấn chiếm tâm hồn. Ngày
nào còn sống, ngày ấy phải là một lời cầu nguyện trong lòng tin, trong
niềm trông cậy, với tất cả tâm hồn chứa chan tình mến của một người con
thảo.
Chúa
nhật 29 thường niên, cả Giáo Hội đã đi hết ba phần tư của tháng mười.
Tháng mười gắn liền với chuỗi Mân côi, vì là tháng tôn vinh Nữ Vương Rất
Thánh Mân Côi. Chính vì thế, tinh thần cầu nguyện vốn đã được đề cao,
nhất là trong các mùa phụng vụ như mùa Chay, mùa Vọng…, lại càng được
nhắc nhở thường xuyên trong tháng mười.
Lời
nhắc nhở về việc chuyên chăm cầu nguyện của cả Giáo Hội, hay riêng cá
nhân của từng vị mục tử trong tháng mười luôn luôn liên kết với niềm
tin, lòng mến, sự phó thác vào ơn hiệu nghiệm của chuỗi Mân côi.
Một
khía cạnh khác cũng nằm trong chiều hướng của tháng mười, đó là ơn gọi
truyền giáo. Vì thế tháng mười còn được gọi là tháng truyền giáo. Trong
tháng này, ý nghĩa của sự truyền giáo được nhấn mạnh.
Giáo
Hội không quên liên kết tràng chuỗi Mân côi với ý hướng truyền giáo
trong Giáo Hội. Nhiều anh chị em, vốn đã yêu mến chuỗi Mân côi, lại càng
tha thiết đọc kinh này, gắn liền với ước nguyện “Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”.
Trong tháng mười, chúng ta có hai mẫu gương tuyệt vời về truyền giáo và cầu nguyện: Mẹ Maria và thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu.
Bắt đầu tháng kính Đức Mẹ Mân côi, ngay ngày đầu tiên, Giáo Hội hân
hoan cử hành lễ thánh Têrêsa, Bổn mạng các xứ truyền giáo. Bảy ngày sau,
Giáo Hội lại mừng kính Đức Mẹ Mân Côi.
Đức
Maria là một phụ nữ suy tư. Mẹ âm thầm chấp nhận thánh ý Chúa. Có khi
không hiểu hết, nhưng đã nội tâm hóa tất cả bằng cả một đời thầm lặng
bên cạnh con mình. Không ồn ào, hay khoa trương, Mẹ đã chiêm ngắm Con
Thiên Chúa từ khi Người chưa nhập thể, chỉ mới bắt đầu đón nhận lời
truyền tin, đến lúc Người Con ấy về bên Thiên Chúa.
Sự
chiêm ngắm ấy đã tác thành đức tin nơi Mẹ ngày một sâu lắng. Đó là một
sự sâu lắng phi thường. Đức tin đã tặng Mẹ một lòng yêu mến vốn đã lớn,
càng thêm sắc son và mạnh mẽ, nhất là khi phải đối diện với thánh giá,
hay lúc ôm thân xác cứng đờ của con vì bị hành hạ đến mức nhục nhã.
Mẹ
Maria đã từng một lần nói tiếng “xin vâng”. Nói tiếng :xin vâng” một
lần, nhưng cả một đời chấp nhận xin vâng. Nhìn tấm gương tuyệt vời của
Mẹ, tác giả Phương Anh reo lên trong bài hát “Calvê mặt trời đã tắt”:
“Khi
mặt trời đồi Calvê đã tắt, muôn trăng sao khóc thương Ngài lìa đời. Khi
Giêsu dang tay nhìn loài người, khi Giêsu trút hết hơi thở tình yêu.
Thì Mẹ Maria vẫn tin vững vàng đó là Thiên Chúa, Đấng Chí tôn toàn năng.
Thì Mẹ Maria vẫn tin vững vàng đó là Thiên Chúa, Đấng Cứu tinh trần
gian”.
Vì
thế, từ những khắc họa của chính Đức Maria, làm cho Mẹ, một phụ nữ suy
tư, suốt đời chìm trong cầu nguyện. Dõi theo bước chân truyền giao của
Chúa Giêsu trên khắp nẻo đường Palestine, và sau khi Chúa về trời, lại
tiếp tục dõi theo bước chân của những người con là môn đệ của Chúa
Giêsu, cùng chia sớt niềm vui nỗi buồn của cả Giáo Hội, Đức Maria trở
thành tấm gương sáng chói cho những ai yêu thích đời truyền giáo, bắt
chước Mẹ hy sinh, cầu nguyện cho việc truyền giáo.
Cũng
vậy, thánh Têrêsa có nhiều điểm rất giống Đức Mẹ. Chị xứng đáng là một
người con dấu ái của Đức Maria, một đồ đệ rất mực đáng yêu của Chúa
Giêsu.
Têrêsa,
tâm hồn nhỏ bé nên thánh vĩ đại! Chị đã không làm gì để hậu thế có thể
nhìn thấy những công trình vật chất vĩ đại, nhưng đời Chị là cả một
chuỗi ngày anh hùng. Chị sống trong cõi đời có hai mươi bốn năm, nhưng
đấy là thời gian hình thành con đường nội tâm sâu sắc, bởi Chị đã nếm
trải quá nhiều thương đau.
Đặc
biệt chín năm cuối đời, ngoài những thử thách nội tâm là những đau khổ
phần xác diễn ra hằng ngày. Sống trong dòng Catminh, tuy mặt ngoài rất
đơn sơ, nhưng Chị hiểu tình yêu của Chị đối với Chúa Kitô được thực hiện
bằng con đường khổ nạn mà chính Người đã đi qua. Trong đêm thứ Sáu tuần
Thánh 1896, chị ho ra máu lần đầu tiên, khai mạc cho một cuộc tử đạo
kéo dài mười tám tháng cuối đời.
Chịu
đựng bao nhiêu, Chị lại đối diện với nội tâm của chính mình nhiều bấy
nhiêu. Cứ thế đời sống cầu nguyện và kết hợp với Chúa vốn đã là sức mạnh
giúp Chị vượt thắng, lại càng tha thiết, nồng nàn và vững chắc. Quyển
Thánh Kinh, với Chị, ngày càng nên sách đọc duy nhất. Từ trong những
trang Thánh Kinh, chị nhận ra khuôn mặt yêu thương nhân từ của Thiên
Chúa mỗi lúc một lớn dần.
Chị
đã đam mê, một đam mê rất thánh thiện, đó là muốn yêu Chúa hơn bất cứ
ai trên thế giới và yêu mọi người như Chúa Giêsu yêu. Tình yêu ấy lớn
hơn mọi lời rao giảng. Vì thế, chỉ sống trong bốn bức tường đan viện,
Chị vẫn là nhà truyền giáo nổi tiếng.
Người
ta không thấy Chị đến bất cứ nơi đâu để truyền giáo, nhưng nhờ sự hy
sinh và cầu nguyện thầm lặng, Chị đã chấp nhận dùng chính bản thân hướng
đến mọi miền đất của thế giới. Chị đúng là người con trung hiếu của Đức
Mẹ.
Tình
yêu nung nấu cháy lòng, đã giúp Chị hoàn thành ước nguyện: hiến dâng
thân mình, dâng tất cả chuỗi ngày sống dù bất hạnh hay hạnh phúc cho
lòng nhân từ của Chúa như của lễ toàn thiêu. Chúa đã nhận lời người con
bé nhỏ của Người. Chị từ giã cuộc đời trong khi miệng vẫn thì thầm: “Lạy Chúa, con yêu Chúa!”.
Từ
những suy nghĩ về mối liên hệ giữa việc cầu nguyện, cách riêng cầu
nguyện nhờ chuỗi Mân côi với ơn gọi truyền giáo, tôi thấy hai tấm gương
sáng chói rực rỡ của Đức Mẹ và của thánh nữ Têrêsa, soi rọi cho chúng ta
sống những gì Chúa dạy trong Tin Mừng hôm nay: hãy cầu nguyện kiên trì
với tất cả lòng tin và tình mến!
Chúa nói: “Thiên Chúa lại không minh xử cho những kẻ Người tuyển chọn hằng kêu cứu với Người đêm ngày mà khoan giãn với họ mãi sao?”.
Tin
vào Lời Chúa, bạn và tôi hãy kiên trì cầu nguyện hết mọi ngày trong đời
sống của mình, noi theo gương của chính Chúa Giêsu, của Mẹ Người là Đức
Maria, của thánh Têrêsa. Hãy hiến dâng mọi hy sinh trong đời sống
thường ngày để hướng đến những miền đất truyền giáo trong Giáo Hội.
Lm. VŨ XUÂN HẠNH
Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013
Thư chung gửi Cộng đồng Dân Chúa
Thư chung gửi Cộng đồng Dân Chúa: Hội Thánh tại Việt Nam và công cuộc Tân Phúc-Âm-hoá
Thư chung gửi Cộng đồng Dân Chúa: Hội Thánh tại Việt Nam và công cuộc Tân Phúc-Âm-hoá .. Chúng tôi mời gọi anh chị em hãy cùng với chúng tôi thực hiện kế hoạch mục vụ kéo dài 3 năm (2014-2016): Năm 2014: Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình; Năm 2015: Phúc-Âm-hóa đời sống giáo xứ và các cộng đoàn; Năm 2016: Phúc-Âm-hóa đời sống xã hội.
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
THƯ CHUNG GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO TẠI VIỆT NAM
VÀ CÔNG CUỘC TÂN PHÚC-ÂM-HÓA
Anh chị em thân mến,
“Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần, ở cùng tất cả anh chị em” (x. 2Cr 13,13). Chúng tôi, các giám mục từ 26 giáo phận Việt Nam, quy tụ tại Trung Tâm Mục Vụ Sài Gòn để tham dự Đại hội lần thứ XII của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, xin cảm ơn anh chị em đã cầu nguyện nhiều cho chúng tôi để Đại hội diễn ra cách tốt đẹp và bình an. Nay Đại hội đã kết thúc, qua Thư Chung này, chúng tôi muốn chia sẻ với anh chị em những công việc đã làm trong Đại hội, cách riêng về sứ vụ Tân Phúc-Âm-hoá.
1. Bước vào Đại hội trong khung cảnh Năm Đức Tin, chúng tôi vui mừng được nghe biết về những hoa trái thiêng liêng nơi các tín hữu cũng như các cộng đoàn giáo xứ, giáo phận, dòng tu, đã tích cực học hỏi và nỗ lực canh tân đời sống đức tin. Các cuộc cử hành phụng vụ và sinh hoạt mục vụ đã giúp cho đức tin của mỗi người được thanh luyện, củng cố và đổi mới. Đồng thời, khi nghe biết về những khó khăn và thử thách mà một số cộng đoàn phải đối diện, chúng tôi hiểu rằng sống đức tin luôn luôn là một thách đố, nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào, người môn đệ Chúa Giêsu vẫn được mời gọi làm chứng cho Tin Mừng yêu thương của Chúa, trở thành chất xúc tác cho việc xây dựng nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống.
Ngoài ra, chúng tôi cũng lắng nghe và góp ý cho nhau về nhiều sinh hoạt và công việc của Hội Thánh tại Việt Nam, cách riêng là công trình xây dựng Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang. Đại hội cũng dành nhiều thời giờ cho việc bầu chọn Ban Thường vụ của Hội Đồng Giám Mục cũng như các chủ tịch của các Ủy ban trực thuộc Hội Đồng Giám Mục trong nhiệm kỳ mới.
2. Giờ đây chúng tôi muốn chia sẻ với anh chị em về định hướng và chương trình mục vụ trong những năm tới. Trong ba năm qua (2010-2013), tất cả chúng ta đã cùng nhau học hỏi và sống ý nghĩa Giáo Hội: mầu nhiệm – hiệp thông – sứ vụ. Định hướng đó và tinh thần của Năm Đức Tin cần được tiếp nối bằng nỗ lực “Tân Phúc-Âm-hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo”, cũng là chủ đề của Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ XIII, diễn ra tại Rôma, từ ngày 7 – 28 tháng 10 năm 2012. Thật vậy, ánh sáng Đức Kitô chiếu tỏa trên khuôn mặt các Kitô hữu và ánh sáng ấy phải lan đến những người khác, giống như từ ngọn nến phục sinh, vô vàn những ngọn nến khác được thắp lên trong Đêm Vọng Phục Sinh.[1] Ngoài ra, chúng ta còn được nhắc nhở cách riêng về sứ mệnh đó trong năm nay, khi Hội Thánh tại Việt Nam kỷ niệm 25 năm tuyên phong 117 chứng nhân đức tin (19.06.1988 – 19.06.2013), là những hoa trái thánh thiện của công cuộc Phúc-Âm-hóa.
3. Mục tiêu của Phúc-Âm-hóa là dẫn mọi người vào cuộc gặp gỡ cá vị với Đức Giêsu Kitô, trong Thánh Thần, nhờ đó gặp gỡ Thiên Chúa Cha của Người, cũng là Cha của chúng ta, và để đời sống mình được biến đổi theo tinh thần Phúc Âm. Như thế, trước hết chính bản thân chúng ta phải được Phúc-Âm-hóa, phải củng cố và làm mới lại đức tin của mình, rồi mới có thể giúp những anh chị em đã xa rời đức tin tái khám phá vẻ đẹp và ánh sáng đức tin. Ngày nay, khi một số người chỉ còn là Kitô hữu trên danh nghĩa, chúng ta hãy sống cho đúng với ơn gọi Kitô hữu của mình trong niềm vui, hãy chiếu tỏa sức hấp dẫn của Tin Mừng cho những người chung quanh.
Phúc-Âm-hóa là sứ vụ mang tính toàn diện, vì “ánh sáng đức tin không chỉ soi chiếu đời sống nội bộ của Hội Thánh hoặc chỉ để xây dựng thành đô vĩnh cửu trong thế giới mai sau, mà còn giúp chúng ta xây dựng xã hội hiện nay nhằm hướng tới một tương lai hi vọng”.[2] Chính Chúa Giêsu dạy chúng ta hướng đi này. Người đứng về phía những nạn nhân của các thảm họa và bất công. Người liên đới với những ai bị xã hội loại bỏ. Liên đới và xót thương những nạn nhân và những người bị gạt ra bên lề xã hội phải trở thành đòi hỏi thiết yếu trong sứ vụ Phúc-Âm-hóa.[3]
4. “Tân Phúc-Âm-hóa” không phải là rao giảng một Phúc Âm mới vì “Đức Giêsu Kitô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời” (Dt 13,8), nhưng là “mới về lòng nhiệt thành, mới trong phương pháp, và mới trong cách diễn tả”.[4] Mới về lòng nhiệt thành là làm mới lại tương quan giữa bản thân chúng ta với Đức Giêsu Kitô, để mối tương quan ấy hướng dẫn toàn bộ đời sống chúng ta. Mới trong phương pháp là biết vận dụng những phương pháp thích hợp để đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của thời đại về nhiều mặt, văn hóa, xã hội cũng như kỹ thuật. Mới trong cách diễn tả là cố gắng nghiên cứu và sử dụng những cách diễn tả phù hợp, để con người hôm nay có thể hiểu và lĩnh hội được sứ điệp Phúc Âm.
Công cuộc Tân Phúc-Âm-hóa đòi duyệt lại toàn bộ các sinh hoạt mục vụ ở tất cả mọi bình diện, nghĩa là phải thực hiện cuộc hoán cải từ trong tâm thức đến định hướng và phương pháp khi làm mục vụ. Từ kinh nghiệm của các nước đã có nhiều Kitô hữu bỏ đạo, nếu chúng ta không nhanh chóng thực hiện cuộc hoán cải mục vụ này, thì trong tương lai không xa, Hội Thánh tại Việt Nam cũng có thể rơi vào tình trạng băng giá của mùa đông đức tin như một số nơi trên thế giới.
Chương trình canh tân đời sống đức tin cần được lồng vào trong tổng thể của kế hoạch mục vụ mà Hội Đồng Giám Mục trình bày trong Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010: “Cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống”. Thư Chung ấy là chương trình hành động của Hội Thánh tại Việt Nam trong nhiều năm. Dựa trên định hướng căn bản này, chúng tôi mời gọi anh chị em hãy cùng với chúng tôi thực hiện kế hoạch mục vụ kéo dài 3 năm (2014-2016):
– Năm 2014: Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình;
– Năm 2015: Phúc-Âm-hóa đời sống giáo xứ và các cộng đoàn;
– Năm 2016: Phúc-Âm-hóa đời sống xã hội.
5. Trong năm 2014 sắp tới, chúng ta hãy cùng nhau Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình và thúc đẩy gia đình tham gia tích cực vào sứ vụ loan báo Tin Mừng. Hội Thánh được gọi là gia đình của Thiên Chúa và mỗi gia đình Kitô hữu được gọi là Hội Thánh tại gia. Việc canh tân Hội Thánh phải được bắt đầu từ mỗi gia đình, do đó, Hội Thánh đặc biệt quan tâm đến các gia đình. Cách cụ thể, mới đây Đức Thánh Cha Phanxicô đã loan báo triệu tập Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa ngoại lệ vào tháng 10 năm 2014 về “Những thách đố mục vụ đối với gia đình trong bối cảnh Phúc-Âm-hoá”. Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 cũng nhấn mạnh: “Trước cuộc khủng hoảng gia đình hiện nay, Hội Thánh nhận thấy cần phải tăng cường và canh tân mục vụ gia đình, phải xem mục vụ gia đình là hoạt động quan trọng, nối kết những kế hoạch và chương trình mục vụ của giáo xứ cũng như giáo phận”.[5]
6. Để thực hiện những mục tiêu trên, xin anh chị em hãy xây dựng gia đình mình thành một cộng đoàn cầu nguyện, sống tình yêu hợp nhất thủy chung, phục vụ sự sống và hăng say loan báo Tin Mừng.
– Gia đình là cộng đoàn cầu nguyện, thờ phượng Thiên Chúa, đền thờ tại gia. Hiệp thông trong kinh nguyện vừa là hoa trái vừa là đòi hỏi của sự hiệp thông bắt nguồn từ bí tích Rửa Tội và Hôn Phối. Chúa Giêsu hiện diện trong gia đình khi vợ chồng, cha mẹ, con cái cùng cầu nguyện, và khi đó, chính cuộc sống gia đình trở thành lời kinh sống động. Hoàn cảnh sống hiện nay gây nhiều khó khăn trở ngại cho việc gia đình cùng sum họp cầu nguyện. Tuy nhiên đây là đòi hỏi quan trọng trong đời sống gia đình công giáo. Vì thế, cùng với việc siêng năng tham dự Thánh Lễ và lãnh nhận các bí tích, chúng tôi tha thiết xin anh chị em duy trì giờ kinh chung trong gia đình, và cố gắng đưa Lời Chúa vào giờ kinh này.
– Gia đình là cộng đoàn yêu thương bằng tình yêu hợp nhất thủy chung, xuất phát từ Thiên Chúa Tình Yêu. Mối tương quan giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái cũng như giữa anh chị em với nhau, phải là dấu chỉ sống động của Tình Yêu Thiên Chúa. Vì thế, các gia đình công giáo phải loại bỏ mọi thứ bạo hành, “hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa, nhẫn nại, chịu đựng và tha thứ cho nhau” (Cl 3,12-13).
– Gia đình là cộng đoàn phục vụ sự sống, được khơi nguồn từ chính Thiên Chúa Hằng Sống. Vợ chồng Kitô hữu yêu thương nhau bằng một tình yêu mở ra với sự sống, tôn trọng sự sống ngay từ lúc thụ thai, cộng tác với Thiên Chúa Tạo Hóa qua việc sinh con có trách nhiệm, giáo dục con cái nên người tốt và nên con cái Chúa. Gia đình phải là ngôi trường đầu tiên dạy các đức tính nhân bản và đức tin, là thành trì bảo vệ sự sống thể lý cũng như tinh thần của con cái trước sự tấn công của cái ác và cái xấu trong cuộc sống. Vì thế, các bậc cha mẹ phải ý thức trách nhiệm của mình là những nhà giáo dục đầu tiên và không thể thay thế, bằng chính gương sáng của mình.
– Gia đình là cộng đoàn tham gia vào sứ vụ Phúc-âm-hóa, bằng lời cầu nguyện cũng như bằng hành động cụ thể. Chính đời sống yêu thương hiệp nhất trong gia đình công giáo, ngay giữa những khó khăn và thử thách của cuộc đời, tự nó đã là lời chứng âm thầm nhưng có sức thuyết phục của Tin Mừng. Ngoài ra, theo truyền thống tốt đẹp, gia đình công giáo còn là nơi vun trồng ơn gọi linh mục và tu sĩ. Đồng thời, khi có thể, xin anh chị em hãy mạnh dạn chia sẻ và giới thiệu Đức Kitô cho người khác.
7. Để đồng hành với các gia đình trong sứ mệnh cao cả nói trên, chúng tôi đề nghị một số việc mục vụ sau:
Việc chuẩn bị cho giới trẻ bước vào đời sống hôn nhân và gia đình là đòi hỏi khẩn thiết hơn bao giờ hết. Các bạn trẻ cần ý thức và sống đời hôn nhân như một ơn gọi và sứ mệnh cao quý, được chọn lựa với ý thức, tự do và trách nhiệm. Đôi bạn Kitô hữu còn được mời gọi sống bí tích Hôn Phối như dấu chỉ hữu hình và hữu hiệu của tình yêu Đức Kitô dành cho Hội Thánh, một tình yêu phong nhiêu, duy nhất và bất khả phân ly. Để được như thế, cần có sự chuẩn bị xa, chuẩn bị gần, và chuẩn bị trực tiếp cho các bạn trẻ bước vào đời sống hôn nhân.
Trong bối cảnh có nhiều biến động về văn hóa-xã hội ngày nay, chúng tôi thiết nghĩ cần phải nhắc lại chân lý này: định chế gia đình đặt nền tảng trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Định chế này dựa trên bản tính con người, do chính Thiên Chúa thiết lập, hướng đến thiện ích của chính gia đình và xã hội; vì thế, mọi cá nhân và tập thể xã hội cần nhìn nhận và tôn trọng định chế này.
Đồng hành với các gia đình trẻ ngày nay là yêu cầu mục vụ quan trọng, để giúp họ sống tình yêu vợ chồng với tinh thần trách nhiệm, phục vụ sự sống, biết hòa hợp tình thương trong tổ ấm gia đình với trách nhiệm xây dựng Hội Thánh, xã hội và đất nước.
Với những anh chị em đang gặp khó khăn vì hôn nhân đổ vỡ và gia đình ly tán, một đàng chúng ta vẫn phải nêu cao lý tưởng đời sống hôn nhân công giáo, đàng khác phải đồng hành và nâng đỡ họ, thay vì bày tỏ thái độ lên án và loại trừ.
Hiện nay, có nhiều nhóm, hiệp hội, phong trào tu đức và tông đồ đang dấn thân chăm lo mục vụ gia đình theo những cách thế và mức độ khác nhau. Những phong trào này cần được các mục tử đồng hành và hướng dẫn, nâng đỡ và khích lệ, để họ góp phần cách cụ thể và hài hòa với chương trình mục vụ chung trong mỗi giáo xứ, giáo phận.
Các giáo phận nên quan tâm đến việc đào tạo giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân chuyên trách mục vụ gia đình. Những người này sẽ cộng tác với các giám mục giáo phận trong việc xây dựng và triển khai những chương trình mục vụ gia đình trong giáo phận cũng như giáo xứ. Chúng tôi cũng muốn gửi lời kêu gọi đặc biệt đến anh chị em văn nghệ sĩ và giới truyền thông công giáo. Ước mong anh chị em vận dụng tài năng Thiên Chúa ban, để tôn vinh vẻ đẹp đích thực của tình yêu hôn nhân và gia đình. Các linh mục tương lai cũng cần được chuẩn bị chu đáo hơn về mục vụ gia đình, để có thể đồng hành với các gia đình cách hữu hiệu.
Anh chị em thân mến,
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ với anh chị em những thao thức mục vụ cũng như những đề nghị cụ thể, nhằm góp phần vào nỗ lực “Tân Phúc-Âm-hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo”. Ước mong những đề nghị này được anh chị em - cách riêng, các linh mục là những cộng tác viên gần gũi của hàng giám mục - đón nhận để cầu nguyện, suy nghĩ, khai triển và thực hiện ở nhiều cấp độ: gia đình, giáo xứ, giáo phận. Hướng về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là những tấm gương sáng ngời trong sứ mệnh Phúc-Âm-hóa, chúng ta hãy thân thưa với các ngài:
Lạy Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, là con thảo của Cha trên trời, là chứng nhân anh dũng của Đức Kitô, là thành phần trung kiên của Hội Thánh, xin giúp chúng con biết trân trọng di sản đức tin mà các ngài đã truyền lại cho chúng con bằng máu và nước mắt. Xin cho chúng con mạnh dạn sống đức tin trong gia đình cũng như xã hội, theo tấm gương xán lạn của Thánh Gia Thất, để chiếu tỏa ánh sáng đức tin khắp nơi nơi; nhờ đó chúng con có thể tích cực góp phần thi hành sứ mệnh truyền giáo, đem lại hoa quả dồi dào trên quê hương Việt Nam thân yêu.
Làm tại Trung Tâm Mục Vụ Sài Gòn, ngày 10 tháng 10 năm 2013
+ Cosma Hoàng Văn Đạt + Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
(đã ký) (đã ký)
Giám mục Bắc Ninh Tổng giám mục Hà Nội
Tổng thư ký HĐGM.VN Chủ tịch HĐGM.VN
SAO KHÔNG QUAY LẠI ĐỂ TẠ ƠN?
(Chúa Nhật 28 Thường Niên, C)
Jos. Vinc. Ngọc Biển
Chúng
ta vẫn còn nhớ vào ngày 11 tháng 3 năm 2012, kỷ niệm tròn 1 năm thảm
họa sóng thần ập đến với nhân dân Nhật Bản. Sau đại họa đó, Nhật Bản đã
hồi sinh nhanh chóng, một phần nhờ vào sự tương trợ của các nước trên
thế giới. Vì thế, nhân dịp kỷ niệm này, khoảng 500 em học sinh từ thành phố Ishinomaki thuộc tỉnh Miyagi đã đồng ca bài hát mang tên “Arigato” (Cảm ơn) để tri ân thế giới. Hành động này đã làm cho thế giới nghiêng mình kính phục trước hệ thống giáo dục của nước Nhật.
Hôm nay, bài Tin Mừng trình thuật cho chúng ta thấy việc Đức Giêsu chữa lành mười người phong cùi, tuy nhiên, sau đó chỉ có một người quay lại để tạ ơn Chúa mà thôi. Vậy, tại sao lại có sự chữa lành đó và thái độ tạ ơn của người Samaria đã đem lại cho anh ta những gì?
1. Ý Nghĩa Lời Chúa
Trước tiên, chúng ta tìm hiểu về quan niệm của người Do Thái đối với người bị bệnh phong cùi:
Theo
lối suy nghĩ của người Do Thái thời bấy giờ, bệnh phong cùi là một thứ
bệnh dơ bẩn, ô uế. Vì thế, người mắc bệnh này chắc chắn bị cô lập. Họ
không được sống một cuộc sống bình thường như mọi người, và lẽ đương
nhiên bị người cùng thời khinh bỉ. Cuộc sống của họ thường ở ngoại ô,
hay nơi vùng sâu vùng xa, nơi ít người qua lại. Nhưng có lẽ khổ tâm hơn
cả, chính là họ bị mọi người coi mình như là dấu chỉ bị Thiên Chúa trừng
phạt. Những ai mắc bệnh này thì kể như là kẻ bị chúc dữ.
Quả thật sách Lêvi cũng đã trình bày sự phân biệt và kỳ thị đối với người bị bệnh phong thời bấy giờ như sau: “Người
phong hủi phải mặc áo rách, xõa tóc, che râu và kêu lên: ‘Ô uế ! Ô uế!’
Bao lâu còn mắc bệnh, thì nó còn ô uế; nó ô uế: nó phải ở riêng ra, chỗ
ở của nó là một nơi bên ngoài trại” (Lv 13,45-46).
Tuy nhiên, hôm nay Đức Giêsu đã làm cho mọi người phải ngỡ ngàng vì Ngài có một trái tim rộng lớn, Ngài đã “chạnh lòng thương” để vượt lên trên lề luật, ra khỏi quan niệm của dân chúng để cứu giúp những người đau khổ.
Câu
chuyện được khởi đi từ việc Đức Giêsu đi đến một làng kia, và có mười
người phong cùi biết tin Ngài đi qua, nên đã đến để xin Ngài chữa lành
cho mình: “Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi!” Lc 17, 13 ). Câu
nói này thể hiện niềm tin của họ vào Đức Giêsu cách tuyệt đối. Vì tin,
nên những người bệnh này cũng đã phá tan hàng rào kỳ thị của dân chúng
xưa nay cũng như lòng tự ti của chính mình để miễn sao gặp được Chúa và
mong ước được Chúa yêu thương, chữa lành. Và, khi nghe thấy họ kêu xin mình như vậy, Đức Giêsu đã “chạnh lòng thương” và, Ngài đã ra tay cứu giúp khi nói: “Hãy đi trình diện với các tư tế. Ðang khi đi thì họ đã được sạch” ( Lc 17, 14 ). Qua hành vi chữa lành bệnh tật này, Đức Giêsu thể hiện lòng thương xót, nhân từ của Thiên Chúa cho nhân loại.
Trước tiên, vì tin, những người phong cùi mới kêu lên: “Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi!” (Lc 17, 14).
Vì tin, họ mới nghe lời Đức Giêsu để đến trình diện tư tế khi chưa lành
bệnh. Và, kết quả là nhờ lòng tin, họ đã được lành sạch khi đang trên
đường đi trình diện các Tư Tế.
Thứ đến,
là lòng biết ơn. Tất cả mười người đều được lành sạch cả, nhưng chỉ có
một người trong nhóm họ đến tạ ơn Đức Giêsu mà thôi. Thật chớ trêu thay,
người đó lại là người Samaria dân ngoại, còn những người Do Thái thì có những thái độ ngược lại. Thấy vậy, Đức Giêsu mới hỏi: "Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?" (Lc 17, 18-19) .
Câu hỏi này vừa nói lên sự ngỡ ngàng và chua chát của Đức Giêsu với
người Do Thái, vốn được coi là dân riêng của Thiên Chúa, nhưng đã không
hề chân nhận những ơn lành mà Ngài đã thi ân. Thái độ này của họ đã được
Đức Giêsu cảnh báo: “Từ
phương đông phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng các tổ phụ
Ápraham, Ixaác và Giacóp trong Nước Trời. Nhưng con cái Nước Trời thì sẽ
bị quăng ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc
nghiến răng".
Cuối
cùng, nhờ lòng biết ơn, người Samaria này đã sinh hoa trái về đàng
thiêng liêng cho chính mình. Người này được sạch cả bên trong lẫn bên
ngoài, còn những người Do Thái thì tuy bên ngoài đã sạch, nhưng tâm hồn
của họ vẫn bị thứ bệnh phong cùi vô hình làm cho họ mất cảm thức về ơn cứu độ.
2. Sống Lời Chúa Hôm Nay
Hôm
nay chúng ta được nghe tường thuật bài Tin Mừng Chúa chữa mười người
phong cùi về mặt thể lý, và điểm then chốt mà sứ điệp lời Chúa hôm nay
muốn nhấn mạnh đó là cần phải có niềm tin và lòng biết ơn đối với Thiên
Chúa. Đồng thời cũng muốn cho mỗi chúng ta ý thức được mình cũng là
người tội lỗi cần được Chúa thứ tha.
Đã nhiều lần ta nghe đâu đó, hay chính chúng ta đã hứa với Chúa: “lạy
Chúa, xin cho gia đình con được bình an, hạnh phúc, được nhiều người
giúp đỡ. Con cái ngoan hiền, thi cử đỗ đạt, gia đình có công ăn việc
làm, buôn bán được thuận lợi”, rồi sau đó hứa với Chúa là sẽ thay đổi như: bỏ rượu, cờ bạc, trai gái và chăm chỉ đi lễ nhà thờ, lần hạt, chia sẻ bác ái… . Nhưng
khi đạt được rồi thì bỏ luôn không còn nhớ gì hay nếu có nhớ thì cũng
làm ngơ không để ý đến lời thề của mình với Chúa, Đức Mẹ và các thánh
nữa. Vẫn còn đó câu ngạn ngữ: “Hết rên, quên thầy”; “được chim bẻ ná, được cá quăng nơm”; “chắp tay lạy Đức Chúa Trời, cho con lấy vợ con thôi nhà thờ”.
Mong thay, mỗi người chúng ta hãy có một đức tin mạnh mẽ và luôn mang trong mình tâm tình tạ ơn Chúa để được cứu độ. Hồng ân này đã được kinh Tiền tụng Thánh Thể IV diễn tả: “Lạy
Cha chí thánh là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con tạ ơn Cha mọi
nơi mọi lúc, thật là chính đáng, phải đạo và sinh ơn cứu độ cho chúng
con nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Thật ra, Cha không cần chúng con ca
tụng, nhưng được ca tụng Cha lại là một hồng ân cao cả, vì những lời ca
tụng của chúng con chẳng thêm gì cho Cha, nhưng đem lại cho chúng con ơn
cứu độ muôn đời”.
Lạy Chúa, xin cho con biết tin tưởng vào Chúa như những người phong cùi khi xưa, và xin cho con có thái độ biết ơn như người Samarria trong bài Tin Mừng hôm nay. Ước gì lời tạ ơn của chúng con được Chúa chúc lành và ban ơn cứu độ. Amen.
Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013
ĐỪNG LÀ KẺ VÔ ƠN
Tác giả:
M. Hoàng T Thùy Trang ĐỪNG LÀ KẺ VÔ ƠN
Nói đến lòng biết ơn và việc phụ ơn có lẽ không ngòi bút nào viết cho hết. Mỗi thời, con người có cách suy nghĩ và hành xử về lòng biết ơn khác nhau. Nhưng có một điểm chung nhất, dường như người ta thích nhận ơn nhưng rất dễ quên ơn. Biết làm sao được, vì sự biết ơn là một trong những đức tính nhân bản của con người. Giả như con người không còn nhân tính thì lấy gì có lòng biết ơn?
Có nhiều nguyên nhân để dẫn đến những thực trạng đau lòng đó, nhưng trên cả vẫn là tham vọng của con người. Lòng tham nhân loại vô đáy, càng ngày con người càng sống trong thực dụng. Khi nhu cầu vật chất được đặt lên hàng thiết yếu, thì mọi giá trị còn lại bị đẩy lùi, ngay cả Thiên Chúa. Nhân loại có thể làm bất cứ những gì họ muốn, chỉ cần thỏa mãn tham vọng. Cho nên, việc phủi tay, trở mặt người đã làm ơn cho mình vì đụng chạm đến lợi ích cá nhân cũng là chuyện thường tình dễ hiểu.
Con người làm ơn cho nhau, cho nhau ơn nghĩa và cũng nhận lại sự giúp đỡ của nhau là chuyện dễ hiểu vì mọi người đều cần đến nhau. Con người tráo trở, phủi tay trước những nghĩa cử cao đẹp của đồng loại cũng là việc thường thấy. Thế nhưng, việc con người phủi tay trước ân huệ của Thiên Chúa mới là điều cần kíp phải thay đổi.
Ơn nghĩa con người trao cho nhau đó chỉ là sự tương trợ, chia sẻ ân huệ Thiên Chúa trao ban. Thiên Chúa là Đấng toàn năng chính Ngài đã trao ban cho nhân loại sự sống và cả thế giới. Nếu không có Ngài, tất cả đều trở thành hư vô. Sự tồn tại của con người và thế giới đều là hồng ân của Thiên Chúa. Vậy mà có mấy ai biết nhận ra?
Con người cao ngạo, mù quáng chẳng cần biết đến Thiên Chúa là ai, chẳng cần tìm hiểu xem sự tốn tại của vũ trụ chung quanh mình do đâu mà có. Ngược lại, thế giới chỉ biết sống hưởng thụ và tàn phá. Nếu không muốn nói đến thành phần những con người xem thường Thiên Chúa, loại bỏ sự hiện diện của Ngài ra khỏi tâm thức.
Bao giờ cũng vậy, khi ở trong những tình cảnh khó khăn, thử thách, con người biết sống khiêm tốn và tùy thuộc vào Thiên Chúa nhưng một khi đã công thành danh toại, thêm chức thêm quyền, có tiền có bạc… là bắt đầu trở mặt như trở bàn tay, bỏ qua, cào bằng tất cả. Câu chuyện mười người phong hủi được Đức Giêsu chữa lành hôm nay là một trong những thí dụ điển hình về những kẻ vô ơn. Khi còn ở trong tình trạng thảm thiết của bệnh tật, mười người họ đã nài xin bấu víu vào Thiên Chúa thật thảm thiết: “Lạy Thầy Giêsu xin dủ lòng thương chúng tôi.” (Lc 17, 13) Nhưng khi đã được lành lặn, khỏi bệnh thì lại quên béng đi người đã ra tay cứu giúp, làm ơn cho mình, để rồi chỉ có duy nhất một người ngoại biết quay trở lại cảm ơn: “Không phải cả mười người được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không trở lại tôn vinh Thiên Chúa mà chỉ có người ngoại bang này?” (Lc 17,18)
Sự thật phũ phàng thế đấy, kẻ càng nhận được nhiều ơn lại càng dễ phủi ơn. Như vậy việc biết ơn hay vô ơn đều hệ tại ở niềm tin và lòng mến. Chính sự tin nhận vào quyền năng của Thiên Chúa đã giúp người cùi dân ngoại được khỏi bệnh. Người mang danh Ky tô nhưng xem thường ân huệ Thiên Chúa thì cũng trở thành kẻ vô ơn bất hạnh.
Lạy Chúa, ngay từ lúc bắt đầu làm người con đã là kẻ chịu ơn và cả cuộc đời này con cũng chỉ sống để trả mọi ân huệ ấy. Thế nhưng có sống hết đời con cũng không thể nào trả hết mọi ân sủng Thiên Chúa ban tặng cùng với những sự chia sẻ, cảm thông, nâng đỡ của bao người sống xung quanh. Xin giúp con biết sống thế nào, để đừng phải trở thành kẻ vô ơn bất hạnh đáng bị nguyền rủa. Ước gì con luôn ý thức tất cả những gì con đang có đều là ân huệ nhưng không của Chúa, để có phải san sẻ hay mất đi cũng sẽ không làm con đớn đau, buồn bã. Cho dù có trải qua khó khăn gì cũng đừng bao giờ để con sống và hành xử như một kẻ vô ơn!
Nguồn: thanhlinh.net
Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013
CUỘC ĐỜI CỦA MÔT ÔNG CHỒNG
Giai đoạn 1: năm 20 - 30
tuổi
Chồng em chẳng thích ăn quà
Ngày nào cũng chỉ về nhà ăn
cơm
Cơm nhà rất dẻo rất thơm
Chồng em chỉ thích ăn cơm ở nhà ...
Giai đoạn 2: năm 30 - 40
tuổi
Chồng em đã biết ăn quà,
Bây giờ thỉnh thoảng về nhà ăn
cơm.
Cơm nhà vẫn dẻo vẫn thơm,
Chồng em giờ biết ăn cơm lẫn quà....
Giai đoạn 3: năm
40 - 50 tuổi
Chồng em chỉ thích ăn quà,
Bây giờ anh chẳng về nhà ăn cơm.
Cơm nhà vẫn dẻo vẫn thơm,
Chồng em giờ đã bỏ cơm ăn quà.
Giai đoạn 4: năm
50- 60 tuổi
Chồng em chẳng thích ăn quà,
Mà giờ cũng chẳng về nhà ăn cơm.
Cơm nhà hết dẻo hết thơm,
Chồng em giờ đã bỏ cơm lẫn quà
.
Giai đoạn 5: năm 60 - 70 tuổi
Giai đoạn 5: năm 60 - 70 tuổi
Chồng em bỏ cả cơm, quà;
Chỉ ăn được phở, cháo gà mà thôi.
Chê quà, cơm dẻo hôi hôi;
Phở bà hàng xóm kề môi húp
liền.
Giai đoạn 6: năm
70 - 80 tuổi
Chồng em tóc bạc như tiên,
Phở ăn chẳng được, có tiền như không.
Ngồi thèm nhìn ngó các ông,
Trẻ trung húp phở mà lòng xôn
xao.
Giai đoạn 7: năm 80 - 90
tuổi
Chồng em da hết hồng hào,
Quà, cơm, phở, cháo gà sao chẳng
thèm.
Không còn có chút tòm tem,
Ngó qua liếc lại nhìn xem đất
trời
Giai đoạn 8: năm
90 - 100 tuổi
Chồng em chán sống trên đời,
Muốn đi chầu Chúa, Phật, Trời, Diêm
Vương.
--
Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013
10 hiện tượng tôn giáo bí ẩn nhất trong lịch sử
Bạn thân mến,
Nhân đọc bài viết "10 hiện tượng tôn giáo bí ẩn nhất trong lịch sử" dưới
đây trên trang Khoa học Việt Nam, tôi thấy lòng vui vui vì được hiểu
biết thêm về những "bí ẩn" và có đôi dòng suy nghĩ. Tôi vui nhất là biết
rằng trong đầu óc của những người vô thần không tài nào phủ nhận sự tồn
tại của một thế lực vô hình can thiệp vào đời sống thực tại của con
người trên trái đất này. Họ gọi đó là những "bí ẩn" không tài nào giải
thích được.
Nhưng bạn biết không, tôi
một người Công Giáo có đức tin, tôi gọi đó là: PHÉP LẠ. Phép lạ mà Thiên
Chúa đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện cho con người vì yêu thương con
người. Để bạn và tôi có thể nhận ra sự hiện diện của Ngài mà tin và yêu
mến Ngài.
Mời bạn cùng đọc và suy ngẫm nhé.
10 hiện tượng tôn giáo bí ẩn nhất trong lịch sử |
Cập nhật lúc 01h47' ngày 05/08/2013
|
Mọi
tôn giáo trên thế giới đều có những câu chuyện kì lạ, những sự kiện và
hiện tượng huyền bí dường như vượt xa các quy luật của tự nhiên...
Với sự vượt bậc của khoa học, rất nhiều trong số các điều kì lạ đều đã được đưa ra những lời giải thích mang tính khoa học. Tuy nhiên, dù cho khoa học phát triển mạnh đến trình độ nào, vẫn còn rất nhiều sự kiện phi thường vẫn chưa thể có được câu trả lời, và niềm tin vào sự kiện huyền bí vẫn tiếp tục… Dưới đây là một số hiện tượng của Thiên Chúa Giáo bí ẩn khó giải thích nhất trong lịch sử: 01. Tấm vải liệm Turin02. Cơ thể không bị thối rữaRất nhiều các vị thánh sau khi chết, cơ thể đều không những không bị thối rữa mà còn tỏa ra một mùi hương cây cỏ rất ngọt dịu, và đây được cho là dấu hiệu của sự linh thiêng. Điển hình, Thánh Bernadette Soubirous, mất năm 1879 đến năm 1909, một vị giám mục đã khai quật xác của bà, và phát hiện rằng cơ thể của vị thánh này hoàn toàn không bị thối rữa. Hiện nay, Thánh Bernadette Soubirous đang được trưng bày tại nhà thờ St. Bernadette ở Pháp. 03. Đức Mẹ Đồng Trinh Mary04. Những bức tượng biết khócHiện tượng kì lạ này không chỉ xuất hiện ở Nhật Bản. Một bức vẽ chúa Jesus tại nhà thờ ở Bethlehem (Palestine), nơi đã sinh ra Chúa, thường xuyên khóc ra máu. 05. Vết thương bí ẩn06. Trạng thái lơ lửng trên không07. Lọ máu thầnThánh Januarius Máu trong lọ hầu như khô suốt cả năm. Tuy nhiên, vào ba ngày: 19/9, 16/12 và ngày thứ bảy trước ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 5 (đều là những ngày tưởng niệm về cuộc đời của thánh Januarius), máu trong lọ tự chuyển thành chất lỏng một cách bí ẩn. 08. Bức vẽ Đức Mẹ MaryNgười đàn ông này đã làm theo lời căn dặn, hái hoa và cho vào áo khoác ngoài. Về sau, chiếc áo choàng này được phát hiện có cất giấu dấu ấn của Đức Mẹ Mary. Điều kì lạ là chưa một ai giải thích được bức hình trong áo được sơn hay được vẽ bằng vật liệu nào khác, bởi đến tận bây giờ, bức vẽ Đức Mẹ Đồng Trinh vẫn còn nguyên vẹn và không hề bị phai. 09. Sự kiện mặt trời năm 1917Vào khoảng giữa trưa của một ngày mưa, mặt trời đã xuất hiện dưới dạng một cái đĩa, và quay thẳng theo kiểu hình xoắn ốc về phía trái đất. Đến 1930, hội nhà thờ đã chính thức công nhận sự kiện mặt trời năm 1917 là một hiện tượng linh thiêng. Tuy nhiên, các nhà khoa học hoài nghi luôn cho rằng đó chỉ là một luồng ánh sáng thường xuất hiện quanh mặt trời, và chỉ ra rằng không phải tất cả mọi người ngày hôm đó đều nhìn thấy được hiện tượng này. 10. Khải huyềnMột trong những tiên đoán nói rằng “Có 10 điều bí mật sẽ tiết lộ được ngày tận thế". Năm 2010, tòa thánh Vatican đã phải mở một cuộc điều tra về chuyện này, nhưng đến thời điểm hiện tại, kết quả của cuộc điều tra vẫn chưa được công bố với dư luận. Tham khảo: Livescience |
CÁC THIÊN THẦN HỘ THỦ
Ngày 02 tháng 10:
CÁC THIÊN THẦN HỘ
THỦ
CÂU CHUYỆN MINH HOẠ:
THIÊN THẦN
HỘ THỦ CHE CHỞ
Có một Cha
Sở miền quê bên Pháp ở một họ đạo hẻo lánh. Một đêm kia được tin một người bệnh
nặng, đang hấp hối, xin Ngài tới xức dầu. Từ nhà xứ tới nhà người bệnh, Ngài
phải băng qua khu rừng vắng. Khi tới khu rừng, trời đã rất tối. Ngài do dự, nhưng
nghĩ lại phận sự của người mục tử và nhớ tới Thiên Thần Bản Mệnh, Ngài cầu
nguyện để Thiên Thần cùng đi với Ngài. Ngài mạnh dạn băng qua khu rừng và đã
tới xức dầu kịp thời cho người bệnh đang hấp hối.
Câu chuyện
đã qua 10 năm rồi, nếu không có biến cố mới này thì nó đã rơi vào quên lãng:
Một tử tù sắp bị hành quyết, anh ta rất khó tính và không chịu nghe bất cứ một
ai. Người ta báo cho vị Linh mục năm xưa đã băng qua khu rừng để đi xức dầu cho
người đang hấp hối. Được báo tin, vị Linh mục đồng ý tới gặp để khuyên bảo
người tử tù. Vừa thấy linh mục, người tử tù đã phản ứng không muốn gặp vị linh mục,
nhưng bỗng anh ta ngừng lại và hỏi: "Có
phải Cha là Cha Sở họ X không?". Vị Linh mục ngạc nhiên trả lời: “Trước đây 10 năm tôi làm cha sở ở họ đó, nhưng
bây giờ tôi đã đi nơi khác”.
Thì ra các
đây 10 năm, người tử tù lúc đó là tên ăn cướp giết người, đang lẩn trốn trong
khu rừng mà vị Linh mục đi qua. Và hắn định gặp bất cứ ai, hắn sẽ giết chết để
lấy quần áo của họ mà hóa trang mà trốn thoát.
Người tử
tù kể lại: "Lúc đó tôi định giết Cha,
nhưng thấy bên cạnh có người thanh niên lực lưỡng. Thấy không thể thắng nổi, nên
tôi đã để cho Cha và người thanh niên ấy đi qua mà không dám làm gì".
Nghe người
tử tù thuật lại, vị Linh mục ngạc nhiên và sực nhớ lại lúc đó ngài có dừng lại
để cầu nguyện xin Thiên thần Bản Mệnh giúp đỡ. Và như vậy, người thanh niên mà
người tử tù thấy chính là Thiên Thần Bản Mệnh của vị linh mục, đã đồng hành và giữ
gìn ngài được bình an, vô sự.
TIN MỪNG: Mt 18,1-5.10
“Các Thiên Thần của họ ở trên
trời…”.
Lúc ấy, các môn đệ lại gần hỏi Đức Giê-su
rằng: "Thưa Thầy, ai là người lớn nhất trong Nước Trời?" Đức
Giê-su liền gọi một em nhỏ đến, đặt vào giữa các ông và bảo:
"Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không
trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Vậy ai tự hạ, coi
mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời. Còn ai tiếp đón
một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy.
Anh em hãy coi chừng, chớ khinh một ai trong
những kẻ bé mọn này; quả thật, Thầy nói cho anh em biết: các thiên thần của họ
ở trên trời không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.''
SUY
NIỆM:
Mỗi người chúng ta đều có một THIÊN THẦN gọi là HỘ THỦ, hay THIÊN THẦN
BẢN MỆNH, được Thiên Chúa giao sứ mạng lớn lao là
luôn hiện diện bên cạnh để trợ lực,
gìn giữ và hướng dẫn các tín hữu đi trong đường
ngay nẻo chính nhằm đạt tới sự sống đời đời.
“Bên cạnh mỗi tín hữu đều có một thiên thần như Đấng bảo trợ
và mục tử, hướng dẫn họ đến sự sống” (Thánh Basiliô cả).
Các Thiên
Thần Hộ Thủ giúp con người tránh xa các dịp tội, thêm sức mạnh cho con người để
con người thoát những cơn cám dỗ nguy hiểm, nâng đỡ và khuyến khích khi con
người gặp những sự thất vọng ở trần gian, an ủi trong những cơn sầu muộn. Các Ngài
cũng giúp con người hồi tâm thống hối khi yếu đuối, sa ngã; cầu bầu cùng Chúa
cho con người. Các Ngài cũng soi sáng, thêm sức mạnh cho con người khi con
người đang hấp hối, nguy tử vv.
"Lạy Chúa, nhân ngày lễ kính các Thiên
Thần Hộ Thủ, xin cho các Ngài luôn ở gần chúng con để trông nom gìn giữ, nhờ đó,
chúng con sẽ thoát khỏi mọi nguy hiểm dưới thế và mai sau được hưởng hạnh phúc
trên trời" (Lời nguyện tiến lễ ngày 2/10, lễ các Thiên Thần Hộ Thủ).
Xin cho
mọi người chúng con luôn ý thức về sự hiện diện của các Thiên Thần Hộ Thủ bên cạnh mình, để biết
kính trọng, yêu mến và cậy trông vào sự che chở của các Ngài, và luôn sẵn sàng nghe
theo lời chỉ dạy của các Ngài qua tiếng nói lương tâm. Amen.
(Tham khảo: Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi, DCCT)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)