CHÚA THÁNH THẦN + BẢY ƠN CHÚA THÁNH THẦN !
BẢY ƠN CHÚA THÁNH THẦN
1. Ơn Khôn Ngoan:
Giúp ta phân biệt điều phải, điều trái.
Giúp ta phân biệt điều phải, điều trái.
2. Ơn Hiểu Biết:
Giúp ta hiểu biết sâu xa hơn những điều Chúa và Giáo Hội dạy.
3. Ơn Biết Lo Liệu:
Giúp ta giải quyết mọi khó khăn trong đời sống.
Giúp ta giải quyết mọi khó khăn trong đời sống.
4. Ơn Sức Mạnh:
Giúp ta chu toàn việc bổn phận và vượt qua mọi khó khăn.
Giúp ta chu toàn việc bổn phận và vượt qua mọi khó khăn.
5. Ơn Thông Minh:
Giúp ta nhận ra thánh ý Chúa.
Giúp ta nhận ra thánh ý Chúa.
6. Ơn Ðạo Ðức:
Giúp ta tin yêu Chúa và giúp đỡ anh em.
Giúp ta tin yêu Chúa và giúp đỡ anh em.
7. Ơn Kính Sợ Thiên Chúa:
Giúp ta tôn kính sự công bằng và quyền phép Chúa và sợ làm phiền lòng Ngài.
Giúp ta tôn kính sự công bằng và quyền phép Chúa và sợ làm phiền lòng Ngài.
BẢY ƠN CHÚA THÁNH THẦN[1]
Định nghĩa: Ân huệ Thánh Thần là những phẩm chất thường tại Chúa ban cho linh hồn một trật với ơn Thánh sủng và các nhân đức thiên phú, để tăng cường tài năng của ta, khiến ta nên mềm mại, hầu hấp thụ các ơn Chúa Thánh Thần soi sáng, kích động và thực hành các nhân đức khó nhất và cao nhất (L.Lalle ment, Cha Phạm Châu Diên dịch).
Có bảy ơn huệ (dựa vào Isaia 10,2-3).
- Khôn ngoan - Hiểu biết - Thông mình - Biết lo liệu - Sức mạnh - Đạo đức - Kính sợ Đức Chúa Trời.
Có bảy ơn huệ (dựa vào Isaia 10,2-3).
- Khôn ngoan - Hiểu biết - Thông mình - Biết lo liệu - Sức mạnh - Đạo đức - Kính sợ Đức Chúa Trời.
Trong bảy ân huệ này có bốn ơn trợ giúp trí năng ta (ơn Khôn ngoan, Hiểu biết, Thông mình, Biết lo liệu) và ba ơn trợ giúp ý chí (Sức mạnh, Đạo đức, Kính sợ), nhờ vậy, ta biết xử thế đúng tinh thần Phúc Âm, biết tiến đức mỗi ngày.
Thí dụ: Đứng trước một vấn đề tranh chấp nghề nghiệp, nhờ ân huệ Thánh Thần giúp, ta biết giải quyết theo đường lối Phúc Âm (bác ái và công bằng), khác hẳn với những kẻ chỉ chuyên dùng sức mạnh, quyền lực thế gian.
Thí dụ: Ta đi xưng tội: xét mình (phải dùng trí năng), giục lòng ăn năn tội (phải dùng ý chí). Vậy, muốn lãnh Bí tích Giải tội nên, phải cần tới các ân huệ Thánh Thần trợ giúp.
1 - ƠN KHÔN NGOAN
Bản chất – Ơn khôn ngoan (don de sagesse) giúp trí năng dựa vào những nguyên lý tối thượng (lẽ thật cao vời) để nhận ra Thiên Chúa, nhận ra những mầu nhiệm cao cả trong trạng thái chiêm niệm hoan lạc.
Bản chất – Ơn khôn ngoan (don de sagesse) giúp trí năng dựa vào những nguyên lý tối thượng (lẽ thật cao vời) để nhận ra Thiên Chúa, nhận ra những mầu nhiệm cao cả trong trạng thái chiêm niệm hoan lạc.
Thí dụ: Thánh Tôma dựa vào sự hiện hữu, trật tự của vũ trụ để khám phá ra nguyên nhân đệ nhất tạo dựng vũ trụ là Thiên Chúa. Suy nghĩ về cuộc đời Chúa Kitô, Thánh Gioan đã lấy tình yêu làm trung điểm diễn tả mọi hoạt động của Chúa.
Nhu cầu – Vô tri bất mộ, không hiểu thì không mến, ơn khôn ngoan giúp ta hiểu biết Chúa nhiều, càng yêu mến Chúa nhiều. Muốn được Thánh Thần ban ơn này, ta phải lãnh nhận phép Rửa tội, Thêm sức, năng cầu nguyện với Thánh Thần và suy gẫm đề tài: Thiên Chúa là nguyên nhân tạo thành mọi sự, hoặc một ưu phẩm của Ngài như Chúa là Tình Yêu.
2 - ƠN HIỂU BIẾT
Bản chất – Ơn hiểu biết (don d’intelligence) giúp ta hiểu biết các lẽ đạo, nhận biết các mầu nhiệm.
Bản chất – Ơn hiểu biết (don d’intelligence) giúp ta hiểu biết các lẽ đạo, nhận biết các mầu nhiệm.
Nhu cầu – Ơn này rất cần thiết cho mọi tín hữu vì nghĩa vụ phải sống đạo và truyền đạo. Có hiểu mới sống đúng tinh thần, mới nói cho kẻ khác hiểu được. Muốn tăng triển ơn này, phải yêu mến các chân lý trong đạo, năng học hỏi giáo lý.
3 - ƠN THÔNG MINH
Bản chất – Ơn thông mình (don de science) giúp trí năng hiểu biết mối tương quan giữa Thiên Chúa và vạn vật, biết xử dụng những của đời này cho hợp với thánh ý Chúa, biết tìm những phương thế giúp ích phần rỗi và tránh những cản trở quấy rối tâm hồn ta.
Bản chất – Ơn thông mình (don de science) giúp trí năng hiểu biết mối tương quan giữa Thiên Chúa và vạn vật, biết xử dụng những của đời này cho hợp với thánh ý Chúa, biết tìm những phương thế giúp ích phần rỗi và tránh những cản trở quấy rối tâm hồn ta.
Nhu cầu – Ơn này giúp ta giải thoát khỏi những ràng buộc vật chất, xử dụng của đời này để “mua” lấy nước Thiên đàng mà thôi. Để phát triển ơn này ta nên suy nghĩ về giá trị hữu hạn của vật chất, sự chóng qua đời này.
4 - ƠN BIẾT LO LIỆU
Bản chất – Ơn biết lo liệu (don de conseil) giúp ta cân nhắc tính toán để phân định điều nên, lẽ thiệt, điều phúc việc tội. Có khi Chúa Thánh Thần ban ơn này cho ta một cách đặc biệt khiến ta thấy ngay (trực giác) điều phải nói, việc phải làm. Các Thánh Tử đạo luôn được ơn này khi đứng trước tòa án.
Bản chất – Ơn biết lo liệu (don de conseil) giúp ta cân nhắc tính toán để phân định điều nên, lẽ thiệt, điều phúc việc tội. Có khi Chúa Thánh Thần ban ơn này cho ta một cách đặc biệt khiến ta thấy ngay (trực giác) điều phải nói, việc phải làm. Các Thánh Tử đạo luôn được ơn này khi đứng trước tòa án.
Nhu cầu – Trong đời sống có khi ta gặp những trường hợp liên quan tới phần rỗi mà phải giải quyết ngay. Ơn này sẽ giúp chúng ta tìm ra giải pháp hợp đạo lý. Linh mục ngồi tòa, Cha linh hướng cần ơn này lắm. Muốn phát triển ơn này, ta phải biết nhận mình hèn kém, cần ơn Chúa giúp, rồi cố gắng học hỏi Phúc Âm để biết giải quyết mọi việc đúng ý Chúa.
5 - ƠN SỨC MẠNH
Bản chất – Ơn sức mạnh (don de force) giúp ta thêm can đảm khiến ta có đủ nghị lực để chịu đựng hoặc đối phó với mọi tình thế thể theo ý Chúa. Các vị tử đạo có thể có gan can đảm tự nhiên, nhưng không đủ, phải có ơn này trợ giúp mới vui vẻ, sung sướng bước ra pháp trường.
Bản chất – Ơn sức mạnh (don de force) giúp ta thêm can đảm khiến ta có đủ nghị lực để chịu đựng hoặc đối phó với mọi tình thế thể theo ý Chúa. Các vị tử đạo có thể có gan can đảm tự nhiên, nhưng không đủ, phải có ơn này trợ giúp mới vui vẻ, sung sướng bước ra pháp trường.
Nhu cầu – Trong đời sống của ta, ta gặp bao nhiêu nguy nan thử thách, phải có ơn sức mạnh mới giữ vững được Đức tin. Để vun trồng ơn này, ta phải nhận biết sức mình có hạn và dựa vào Thiên Chúa các đạo binh, vào sức mạnh của Chúa.
6 - ƠN ĐẠO ĐỨC
Bản chất – Ơn đạo đức (don de piété) nâng đỡ tâm tình yêu mến Chúa, yêu mến việc đạo đức, phát triển đức thờ phượng, tôn trọng những người những vật đã được thánh hiến (linh mục, thánh đường …).
Bản chất – Ơn đạo đức (don de piété) nâng đỡ tâm tình yêu mến Chúa, yêu mến việc đạo đức, phát triển đức thờ phượng, tôn trọng những người những vật đã được thánh hiến (linh mục, thánh đường …).
Nhu cầu – Lòng mộ mến Thiên Chúa, yêu mến Thiên Chúa là điều cần thiết phải đi đôi với những việc tôn thờ bên ngoài. Ơn này giúp ta sống hiếu thảo như người con đối với Thiên Chúa và biết dùng miệng lưỡi cao rao danh Chúa. Ta nên dùng những đoạn Thánh Kinh nói về tình phụ tử giữa Thiên Chúa và ta để suy gẫm và phát triển ơn này.
7 - ƠN KÍNH SỢ
Bản chất – Ơn kính sợ (don de crainte) nâng đỡ tâm tình kính sợ và yêu mến Thiên Chúa. Sợ, vì Thiên Chúa Chí Thánh. Công thẳng: mến, vì Ngài tốt lành hằng thương yêu tha thứ ta.
Bản chất – Ơn kính sợ (don de crainte) nâng đỡ tâm tình kính sợ và yêu mến Thiên Chúa. Sợ, vì Thiên Chúa Chí Thánh. Công thẳng: mến, vì Ngài tốt lành hằng thương yêu tha thứ ta.
Nhu cầu – Không phải vì Thiên Chúa là Cha chúng ta, nên đôi lúc ta có những cử chỉ “suồng sã” (không chuẩn bị tâm hồn, ăn mặc lôi thôi trong nhà thờ…) trái lại, ta phải sợ Ngài vì Ngài là Đấng thưởng phạt và mến Ngài vì Ngài là Cha nhân lành. Nên suy gẫm về vẻ uy nghi, cao sang của Thiên Chúa, phép công thẳng của ngài và ơn Ngài kêu gọi ta tới làm nghĩa tử.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét