Mở mắt, nhắm mắt
Thích Tánh Tuệ
Có khi mở tròn xoe mắt
Mà trong Tâm tối mịt mùng.
Có khi ngồi yên nhắm mắt
Mà đèn tâm vụt sáng trưng.
Nhiều khi đôi mi khép lại
Còn Tâm đi chợ ngoài tê.
Mở to mắt nhìn thực tại
Đẹp thay, chiếc lá Bồ Đề!
- Đôi khi ta cần nhắm mắt
Trước bao cám dỗ cuộc đời.
Sau lưng đóa hồng tươi thắm
Một bầy gai nhọn người ơi!..
- Đôi khi cần nên mở mắt
Rỡ ràng nhịp bước bàn chân.
'' Cửa sổ tâm hồn '' trải rộng
Rồi thương nỗi khổ tha nhân..
Mỗi ngày ta nên nhắm mắt
Nhìn lại một ngày đã qua.
Mình thở nhịp đời sâu sắc
Hay là sống vội, qua loa...
Từng ngày ta nên '' mở mắt ''
Nhìn cho rõ mặt người thương.
Mẹ ơi, tóc chiều đã bạc
Biết đâu.. mai nhỡ vô thường..
Đêm sâu vào miền tĩnh lặng
Nhắm mắt làm cuộc hội thần.
Để mai xuôi đời cơm áo
Hiểu rằng mọi thứ... phù vân...
Lắm khi hằng nên mở mắt
Để thấm thía đời bể dâu.
Đằng sau còn gì để lại
Hay là...'' sỏi đá.. cần nhau..''?
'' Mở mắt '' để rồi '' nhắm mắt ''
Có gì thực '' của Ta '' đâu!
Kìa, bóng chiều rơi khuất núi
Nghìn thu.. bụi cũng qua cầu...
Bodhgaya rằm thượng nguyên 2013
Im Lặng & giải thoát
.. Có hai dạng im lặng, im lặng bên ngoài và im lặng bên trong.
Người khác đang lên án, phê bình và chỉ trích nhưng mình không nói lời nào, cái miệng không phân bua, không cần giải thích, đây gọi là im lặng bên ngoài. Tuy nhiên, im lặng bên ngoài nhưng trong lòng dậy sóng, trong lòng đang lên kế hoạch tấn công, chờ cơ hội để thực hiện cuộc tấn công của mình.
Chúng ta thực tập im lặng bên ngoài là đã giỏi, nhưng thực tập im lặng bên trong còn hay hơn nữa. Tâm không đòi hỏi phán xét, không nhìn người bằng con mắt kỳ thị, không tìm kiếm sự khác biệt để chứng minh ý niệm riêng.
Mọi thứ đang im lặng trong sự vận động của nó. Vạn vật đang vận động trong im lặng. Dù có nói nhiều cách mấy, có bàn cãi cách mấy, có tô điểm vẽ vời cách mấy, sự thật vẫn là sự thật, đó là mọi thứ đều thay đổi theo tính vô thường.
( Mặc như Lôi ).
Im lặng là chấp nhận vô thường, không tranh cãi về điều đang vô thường để thấy vô thường vẫn là bình yên, chứ không đơn thuần là sự đau khổ, mình cho vô thường là đau khổ vì mình có ý niệm về đau khổ trên sự vô thường. Im lặng thì bình yên có mặt và giải thoát ngay trong giờ phút im lặng đó.
Phật giải thoát vì Phật im lặng với sự hừng hẫy của tham, sân, si, mạn, nghi, kiến. Im lặng thì các tâm độc không làm hại được mình, mình sẽ giải thoát, mà giải thoát cái gì, giải thoát khỏi sự bủa vây của các tâm độc.
Người ta muốn làm mình giận, mình nổi giận thiệt, thế là mình sập bẫy trong sự bủa vây của người đó và trong sự bủa vây của chính mình.
Mình có ý niệm là người đó làm mình giận, ý niệm này là cái lưới mình tự giăng ra và quấn lấy mình.
Im lặng với người kia là im lặng bên ngoài,
Im lặng với ý niệm của mình là im lặng bên trong.
Làm được vậy, mình giải thoát, giải thoát khỏi cơn giận.
Nalanda-Bihar 3/10/13
.. Có hai dạng im lặng, im lặng bên ngoài và im lặng bên trong.
Người khác đang lên án, phê bình và chỉ trích nhưng mình không nói lời nào, cái miệng không phân bua, không cần giải thích, đây gọi là im lặng bên ngoài. Tuy nhiên, im lặng bên ngoài nhưng trong lòng dậy sóng, trong lòng đang lên kế hoạch tấn công, chờ cơ hội để thực hiện cuộc tấn công của mình.
Chúng ta thực tập im lặng bên ngoài là đã giỏi, nhưng thực tập im lặng bên trong còn hay hơn nữa. Tâm không đòi hỏi phán xét, không nhìn người bằng con mắt kỳ thị, không tìm kiếm sự khác biệt để chứng minh ý niệm riêng.
Mọi thứ đang im lặng trong sự vận động của nó. Vạn vật đang vận động trong im lặng. Dù có nói nhiều cách mấy, có bàn cãi cách mấy, có tô điểm vẽ vời cách mấy, sự thật vẫn là sự thật, đó là mọi thứ đều thay đổi theo tính vô thường.
( Mặc như Lôi ).
Im lặng là chấp nhận vô thường, không tranh cãi về điều đang vô thường để thấy vô thường vẫn là bình yên, chứ không đơn thuần là sự đau khổ, mình cho vô thường là đau khổ vì mình có ý niệm về đau khổ trên sự vô thường. Im lặng thì bình yên có mặt và giải thoát ngay trong giờ phút im lặng đó.
Phật giải thoát vì Phật im lặng với sự hừng hẫy của tham, sân, si, mạn, nghi, kiến. Im lặng thì các tâm độc không làm hại được mình, mình sẽ giải thoát, mà giải thoát cái gì, giải thoát khỏi sự bủa vây của các tâm độc.
Người ta muốn làm mình giận, mình nổi giận thiệt, thế là mình sập bẫy trong sự bủa vây của người đó và trong sự bủa vây của chính mình.
Mình có ý niệm là người đó làm mình giận, ý niệm này là cái lưới mình tự giăng ra và quấn lấy mình.
Im lặng với người kia là im lặng bên ngoài,
Im lặng với ý niệm của mình là im lặng bên trong.
Làm được vậy, mình giải thoát, giải thoát khỏi cơn giận.
Nalanda-Bihar 3/10/13
Hình ảnh & thực hiện by : Lê Trúc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét