“Tất
cả các ông đều đồng tâm
nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với một số phụ nữ, với Đức Maria Thân Mẫu Chúa Giêsu,và với anh em Ngài” (Cv 1:14). Qua những lời
giản dị này, tác giả Công Vụ Tông Đồ ghi lại sự hiện diện của Thân
Mẫu Chúa Kitô tại căn phòng trên lầu trong những ngày chuẩn bị đón Chúa Thánh
Linh hiện xuống.
Trong căn phòng trên lầu, các tông đồ,
vâng lời Chúa Giêsu căn dặn trước khi Ngài về với Chúa Cha, tụ họp và“một
tâm một trí miệt mài” cầu nguyện. Không phải chỉ riêng các tông đồ, vì các môn
đệ khác, cả nam và nữ,
cùng hiện diện với các ngài. Thánh Luca, tác giả Công Vụ Tông Đồ, cũng kể tên Đức Maria,Thân Mẫu Chúa Kitô, trong số những người này thuộc cộng đoàn sơ
khởi tại Jerusalem. Công Vụ Tông Đồ cho thấy Đức Maria là một trong những người tham dự việc chuẩn bị đón Lễ Hiện Xuống
với tư cách một thành viên cộng đồng Giáo
Hội đầu tiên đang thành hình. Căn cứ vào Phúc Âm Thánh Luca và các văn
bản Tân Ước khác, truyền thống Kitô hữu về sự hiện diện của Đức Maria trong Giáo Hội đã được hình thành,và Công Đồng
Vatican II tóm tắt bằng cách chào kính Người như chi thể siêu việt và phi
thường của Giáo Hội (tc. LG 53), vì Người là Mẹ Chúa Kitô, Thiên Chúa làm
người, và vì thế
Người là Mẹ Thiên Chúa.
Các
Nghị Phụ nhắc lại trong thông
điệp mở đầu bằng những lời trong Công Vụ Tông Đồ chúng ta vừa mới đọc. Các ngài muốn nhấn mạnh: chính
vì Đức Maria hiện diện vào lúc khởi đầu Giáo Hội, các ngài cũng ước muốn
Người hiện diện trong Công Đồng những người kế thừa các tông đồ cùng nhau tụ họp vào hạ bán thế
kỷ hai mươi trong tinh thần kế tục cộng đồng nơi căn
phòng trên lầu. Trong lúc cùng nhau làm việc Công Đồng,
các Nghị Phụ cũng ước muốn “một
lòng một ý chuyên cần cầu nguyện cùng với Đức Maria Hiền Mẫu Chúa Kitô”.
Trong căn phòng trên lầu ở Jerusalem, khi Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô nơi
trần thế đã đến hồi viên mãn, Đức Maria cùng với các môn đệ khác chuẩn bị cho việc Chúa Thánh Linh trở
lại, đánh dấu ngày khai sinh Giáo Hội. Vì tình trạng tràn đầy ân sủng và chức
Thiên Mẫu của Người, nên Đức Maria đích thực là “đền thờ Chúa Thánh Linh” (tc. LG 53). Nhưng Đức Maria tham gia cầu nguyện xin Chúa Thánh Linh ngự đến với các tông đồ và môn đệ.
Xin Ngài làm bùng lên sức mạnh trong cộng đồng tông đồ. Sức mạnh đó hướng về sứ mệnh mà
Chúa Kitô đã nhận từ Chúa Cha khi đến trần gian (tc. Jn 5:36),và khi trở
về với Chúa Cha, đã trao lại cho Giáo Hội (tc. Jn 17:18). Từ khởi đầu, Đức Maria đã liên kết với Giáo Hội trong tư cách môn đệ Con của Người và là gương
sáng phi thường cho Giáo Hội về đức tin và đức ái (tc.
LG 53).
Công Đồng Vatican II nhấn mạnh điều này trong Hiến Chế Lumen
Gentium (Tín Lý về Giáo Hội): “Nhờ ơn huệ và chức vị
Mẹ Thiên Chúa, Đức Maria hiệp nhất với Con là Đấng Cứu Thế, và nhờ các
ơn cùng nhiệm
vụ đặc biệt khác, Người còn kết hiệp mật thiết với Giáo Hội. Như Thánh Ambrose
dạy, Mẹ Thiên Chúa là mẫu mực của Giáo Hội trên bình diện đức tin, đức ái và hiệp nhất hoàn hảo với Chúa Kitô. Trong mầu nhiệm Giáo Hội ... Đức Trinh
Nữ là gương mẫu tuyệt vờivà hiếm có ... Nhờ lòng tin và vâng
phục, không biết đến người nam nhưng được Chúa Thánh Linh bao phủ, Người đã
sinh ra cho thế gian chính Con Thiên Chúa Cha” (LG 63).
Buổi triều yết ngày 28 tháng Sáu, 1989
ĐứcThánh Cha Gioan Phaolô II.
ĐứcThánh Cha Gioan Phaolô II.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét